Thành viên tham gia dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có được vấn tin về hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống?
Thành viên tham gia dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có được vấn tin về hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Quyền và trách nhiệm của các thành viên, đơn vị thành viên
1. Các thành viên và đơn vị thành viên có quyền
a) Sử dụng các dịch vụ thanh toán được phép thực hiện do Hệ thống TTLNH Quốc gia cung cấp;
b) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia xác nhận đã nhận được lệnh thanh toán do mình gửi và cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện lệnh thanh toán đó trên Hệ thống TTLNH Quốc gia;
c) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia hủy lệnh thanh toán theo quy định tại Thông tư này;
d) Đơn vị thành viên được thực hiện các dịch vụ thanh toán giá trị cao của thành viên mà đơn vị này trực thuộc;
đ) Vấn tin về số dư tài khoản; hạn mức thấu chi; hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống; theo dõi tình trạng các yêu cầu quyết toán bù trừ; tình trạng các yêu cầu quyết toán đang chờ xử lý trong hàng đợi quyết toán; tình trạng các yêu cầu quyết toán đã hủy.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thành viên tham gia dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có quyền vấn tin về hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống.
Thành viên tham gia dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có được vấn tin về hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống? (Hình từ Internet)
Công thức xác định hạn mức nợ ròng hiện thời trên Hệ thống TTLNH Quốc gia là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN thì hạn mức nợ ròng hiện thời trên Hệ thống TTLNH Quốc gia được xác định bằng công thức sau đây:
Hạn mức nợ ròng hiện thời = hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày + tổng các khoản tiền phải thu của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời - tổng các khoản tiền phải trả của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời;
Đầu ngày làm việc, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp được cấp hạn mức nợ ròng.
Tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc, hạn mức nợ ròng hiện thời có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên và đơn vị thành viên.
Hạn mức nợ ròng hiện thời là cơ sở để thực hiện dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên.
Hạn mức nợ ròng đầu kỳ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của 01 thành viên được tính trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức nợ ròng
1. Thiết lập hạn mức nợ ròng
...
c) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;
Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;
Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư này);
Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, hạn mức nợ ròng đầu kỳ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của 01 thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ.
Nếu hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng 0 hoặc âm thì hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ.
Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?