Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải mới nhất hiện nay là mẫu số 02 tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải mới nhất hiện nay tại đây. Tải về
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58? (Hình từ Internet)
Hồ sơ phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, hồ sơ phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải được pháp luật quy định, có nội dung cụ thể bao gồm:
- Đối với Phương án bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP, Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải.
- Hồ sơ phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
+ Bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 34/2025/NĐ-CP;
+ Bản sao hoặc bản sao điện tử quyết định đầu tư xây dựng công trình;
+ Bản sao hoặc bản sao điện tử bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
+ Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải;
- Đối với Phương án bảo đảm an toàn hàng hải quy định điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP, doanh nghiệp cảng gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam.
- Hồ sơ phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
+ Bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 34/2025/NĐ-CP;
+ Bản chính Hồ sơ đánh giá kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đáp ứng tiếp nhận tàu biển giảm tải có thông số kỹ thuật lớn hơn thông số kỹ thuật của tàu biển tại Quyết định công bố;
+ Bản chính Phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
Nhà nước có những chính sách như thế nào về phát triển hàng hải?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định:
Theo đó, những chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải bao gồm:
(1) Nhà nước có chính sách phát triển hàng hải phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ tổ quốc.
(2) Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn; thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
(3) Ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển.
(4) Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hàng hải; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thông qua các chính sách về đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tiêu chuẩn, chế độ lao động của thuyền viên.
(5) Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế về hàng hải, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hàng hải.
(6) Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải.
(7) Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đội tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy; tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải và thực hiện các hoạt động hàng hải khác theo quy định tại Việt Nam.
Lưu ý: Khi hoạt động hàng hải cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
(Nôi dung được quy định tại Điều 6 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường thẳng là gì? Tính chất của đường thẳng là gì? Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào?
- Các khối diễu binh diễu binh Hà Nội 2 9 2015? Chi tiết các khối diễu binh diễu binh Hà Nội 2 9 2015?
- Tổng hợp bài hát mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ? Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Quy định sử dụng chung ra sao?