Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT tải ở đâu?
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT tải ở đâu?
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT được quy định tại các văn bản sau:
- Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là Biểu mẫu 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT
- Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT là Biểu mẫu 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT
Tải về mẫu phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT như sau:
Giáo viên | Mẫu phiếu tự đánh giá |
Mầm non | |
Tiểu học | |
THCS | |
THPT |
Trên đây là mẫu Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT tự đánh giá
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2025 cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT tải ở đâu? (Hình từ Internet)
Minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên mầm non?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT nêu rõ minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
Tại Phụ lục I Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có đưa ra ví dụ minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên mầm non như sau:
Tải về minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên mầm non.
Theo đó, giáo viên mầm non cần đáp ứng 05 tiêu chuẩn nghề nghiệp với 15 tiêu chí cụ thể gồm:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo.
Tiêu chí 2: Phong cách làm việc.
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân (chỉ đánh giá theo mức khá và mức tốt).
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ.
Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp.
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 11: Hợp tác với phụ huynh và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tiêu chí 12: Phối hợp với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền lợi của trẻ.
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và thể hiện khả năng nghệ thuật
Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.
Tiêu chí 14: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT?
Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 như sau:
Tải về Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT
Lưu ý: Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT theo ví dụ trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Theo đó, giáo viên tiểu học, THCS, THPT cần đáp ứng 05 tiêu chuẩn nghề nghiệp với 15 tiêu chí cụ thể gồm:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ:
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?