Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hay không?
- Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước hay không?
- Xác định tiền phí để lại đối với khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ được quy định như thế nào?
- Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chỉ được dùng để để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ?
Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định về việc các tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí như sau:
Kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
...
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:
a) Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
b) Định kỳ hàng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách.
Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.
Theo đó, đối với lệ phí từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, phải nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP có nội dung như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí
...
2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, đối với phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, có thể được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được nhằm trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ.
Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Xác định tiền phí để lại đối với khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ được quy định như thế nào?
Căn cứ nội dung tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định về cách xác định số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí như sau:
- Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.
- Tỷ lệ để lại được xác định như sau:
Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí) / (Dự toán cả năm về phí thu được) x 100
Trong đó:
- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.
- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.
- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.
- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.
Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chỉ được dùng để để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP có nội dung sau đây:
Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí được chi dùng cho các nội dung sau đây:
- Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
+ Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
+ Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
+ Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
+ Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.
+ Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).
+ Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
Ngoài các nội dung chi nêu trên, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, hiện nay tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc để lại tiền phí thu được để thực hiện những khoản chi theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?