Nhà nước tổng chi 44 000 tỷ cho cán bộ công chức do sắp xếp bộ máy năm 2025 theo Nghị quyết 196 đúng không?
Nhà nước tổng chi 44 000 tỷ cho cán bộ công chức do sắp xếp bộ máy năm 2025 theo Nghị quyết 196 đúng không?
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 196/2025/QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Nghị quyết 196/2025/QH15 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 5 năm 2025.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Nghị quyết 196/2025/QH15 điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước 2025
Trong đó, tại Điều 1 Nghị quyết 196/2025/QH15 có nội dung cụ thể về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách trung ương năm 2025 như sau:
Điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách trung ương năm 2025 để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ, theo cơ chế thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể:
- Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2024 của ngân sách trung ương còn dư chuyển nguồn sang năm 2025 là 15.710 tỷ đồng để Chính phủ bổ sung dự toán chi cho Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nhiệm vụ.
- Bổ sung dự toán thu ngân sách trung ương năm 2025 là 28.290 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương, đồng thời, bổ sung tương ứng dự toán chi ngân sách trung ương năm 2025 để Chính phủ bổ sung dự toán chi cho bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nhiệm vụ.
- Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh vượt tổng mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 196/2025/QH15, cho phép Chính phủ sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để thực hiện.
Như vậy, theo Nghị quyết 196/2025/QH15, Nhà nước chi 44.000 tỷ cho cán bộ công chức do sắp xếp bộ máy để Chính phủ bổ sung dự toán chi cho bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nhiệm vụ.
*Trên đây là "Nhà nước tổng chi 44 000 tỷ cho cán bộ công chức do sắp xếp bộ máy năm 2025 theo Nghị quyết 196 đúng không?"
Nhà nước tổng chi 44 000 tỷ cho cán bộ công chức do sắp xếp bộ máy năm 2025 theo Nghị quyết 196 đúng không? (Hình từ Internet)
Chi ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi ngân sách nhà nước như sau:
(1) Chi đầu tư phát triển gồm:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chi dự trữ quốc gia.
(3) Chi thường xuyên cho các lĩnh vực:
- Quốc phòng;
- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
(4) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
(5) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
(6) Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
(7) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
(8) Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
(9) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước hiện nay:
- Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.
Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
- Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
- Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
- Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
+ Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
- Bội chi ngân sách địa phương:
+ Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
- Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
+ Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 4 nguyên tắc giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là gì? Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội ra sao?
- Tinh gọn Bộ máy Tòa án nhân dân thế nào theo Nghị quyết 60? Tòa án nhân dân cấp nào sẽ kết thúc hoạt động?
- Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Thể lệ Giải Diên Hồng 2026?
- Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO công nhận vào năm nào? Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày mấy, ở đâu?
- Mẫu Phiếu sơ tuyển 2025 chính thức của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thế nào? Tải Mẫu Phiếu sơ tuyển 2025 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ở đâu?