Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Thể lệ Giải Diên Hồng 2026?
Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Thể lệ Giải Diên Hồng 2026?
Ngày 26/04/2025, BTC Giải Diên Hồng ban hành Nghị quyết 341/NQ-BTC năm 2025 về Ban hành Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ tư - năm 2026 Chủ đề “80 năm Quốc hội Việt Nam” tải về
Theo đó, thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân như sau:
ĐIỀU 1. TÊN GỌI CỦA GIẢI
- Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) là giải thưởng hằng năm được trao tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc về Quốc hội, Hội đồng nhân dân do Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
- Năm 2026, tên gọi của Giải là: “Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ tư - năm 2026”, gọi tắt là Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026.
ĐIỀU 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA GIẢI
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND); đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), quyết sách của HĐND các cấp vào cuộc sống.
- Động viên, khuyến khích phóng viên, cơ quan báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân tới Quốc hội và HĐND; đồng thời, ghi nhận và tôn vinh những tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về đề tài cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.
- Góp phần xây dựng hình ảnh đại biểu dân cử có đức, có tài đáp ứng tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, trình độ; củng cố mối quan hệ hợp tác, gắn bó mật thiết giữa cơ quan dân cử, đại biểu dân cử với các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà báo, phóng viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khai thác kiến thức chuyên sâu về vị trí, vai trò, tổ chức, hoạt động của cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị.
ĐIỀU 3. NỘI DUNG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ THAM DỰ GIẢI
Các tác phẩm tham dự Giải cần bám sát Kế hoạch tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ tư - năm 2026, Chủ đề “80 năm Quốc hội Việt Nam” và tập trung phản ánh các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam: phản ánh đậm nét những dấu mốc quan trọng về quá trình hình thành, phát triển và những dấu ấn, bài học kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong 80 năm qua; Di sản và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ, lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước ta đối với Quốc hội.
(2) Quốc hội Việt Nam - dấu ấn lập hiến, lập pháp: tập trung phản ánh về lịch sử lập hiến và lập pháp của Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ; về ý nghĩa, giá trị của việc Quốc hội thông qua các bản Hiến pháp; sứ mệnh lịch sử, tính kế thừa và phát triển của từng bản Hiến pháp (ví dụ: giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp năm 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; về Hiến pháp năm 1959 trong hình thành thể chế pháp lý mới; về Hiến pháp năm 1992, đánh dấu một bước ngoặt trong việc cải cách hệ thống chính trị và pháp luật của Việt Nam; Hiến pháp năm 2013; mục đích, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013); ý nghĩa, vai trò của các đạo luật quan trọng, như: Luật Đất đai; Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật hình sự, Luật Biển Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ môi trường…; cải cách thể chế đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Dấu ấn trong đổi mới tư duy lập pháp Quốc hội khóa XV theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, triệt để cắt giảm thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong các quy định pháp luật. Đồng thời đạt tới mục tiêu các luật ban hành phải đảm bảo ngắn gọn, thực chất, quy định đúng và đủ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có tính ổn định, giá trị lâu dài theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(3) Quốc hội trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước
- Quốc hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Quốc hội thông qua các chính sách mở cửa, cải cách, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế (năm 1986).
- Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cụ thể: Thúc đẩy và giám sát quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; định hướng, thúc đẩy tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế; tạo điều kiện, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, phát huy tiềm năng và động lực của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển đất nước; định hướng và giám sát quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
- Nêu bật những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV; ý nghĩa lịch sử của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV; việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đi vào thực tiễn cuộc sống nhất là đối với người dân và doanh nghiệp; quyết tâm và những kết quả đạt được của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trong việc ứng dụng khoa học, đổi mới sáng tạo, xây dụng Quốc hội số; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng các quyết sách của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là các quyết sách đột phá về hạ tầng, tạo động lực và không gian phát triển mới cho đất nước, địa phương (quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận...).
(4) Hoạt động giám sát của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; giám sát tối cao của Quốc hội trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; giám sát tối cao của Quốc hội đối với nền hành pháp ở Việt Nam...; những kết quả nổi bật trong hoạt động giám sát của Quốc hội; dấu ấn hoạt động giám sát của Quốc hội khóa XV; việc thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân.
(5) Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong hội nhập quốc tế và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước để xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; sáng kiến và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam; Quốc hội Việt Nam với các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế (tham gia Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hiệp hội Nghị viện ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF)...; dấu ấn hoạt động đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
(6) Tôn vinh vai trò của những tập thể, cá nhân xuất sắc có đóng góp lớn trong hoạt động của Quốc hội; phản ánh vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của các vị Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ...
(7) Những cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, gồm: đổi mới tư duy lập pháp, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng; nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội; đổi mới về cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt động, các kỳ họp Quốc hội, trong đó chú trọng hoạt động của Quốc hội khóa XV; đổi mới về phương thức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về Quốc hội.
(8) Quốc hội khóa XV trong việc thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất người dân và phát triển đất nước.
(9) Công tác phối hợp hoạt động của Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác. Hoạt động, sáng kiến và vận hành hiệu quả của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; sự phối hợp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban với các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ, sự kiên trì sát sao giải quyết đến cùng vấn đề vì tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
(10) Quá trình hình thành, phát triển của Hội đồng nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân; vị trí, vai trò, quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng nhân dân; những đổi mới trong tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân đối với phát triển đất nước; những điển hình về sự nỗ lực, sáng tạo của Hội đồng nhân dân khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp; vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đặc biệt trong việc lắng nghe và giải quyết kiến nghị của cử tri.
(11) Mối quan hệ mật thiết, gắn bó của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với người dân; sự tin cậy, niềm tin của Nhân dân đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri và Nhân dân tới Quốc hội, Hội đồng nhân dân; đóng góp của cử tri, Nhân dân trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
(12) Phản ánh các hoạt động, sự kiện của Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành trung ương, địa phương hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).
Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Thể lệ Giải Diên Hồng 2026? (Hình từ Internet)
Quy định về tác phẩm tham gia dự giải?
Quy định về tác phẩm tham gia dự giải được quy định tại Điều 4 Thể lệ ban hành kèm theo Nghị quyết 341/NQ-BTC năm 2025, cụ thể:
- Các tác phẩm dự Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026 được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt), đã đăng tải, phát sóng trong thời gian từ ngày 21/11/2024 (ngay sau hạn đăng phát các tác phẩm tham dự Giải Diên Hồng lần thứ ba) đến hết ngày 10/11/2025 trên các báo, đài, tạp chí được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí. Các tác phẩm dự thi là những tác phẩm được xuất bản, đăng tải, phát sóng lần đầu tiên, nguyên gốc, không chỉnh sửa, biên tập và phát lại.
- Những tác phẩm đã được nhận Giải thưởng của Giải báo chí quốc gia hay các cuộc thi của địa phương, ngành hoặc liên ngành Trung ương được quyền dự Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026 nhưng cần ghi rõ mức giải và đơn vị, thời gian tổ chức giải.
- Tác phẩm dự Giải bảo đảm đúng quy định Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026, bảo đảm đúng chủ đề, nội dung, sự nghiêm túc, chính xác, trung thực (đúng địa chỉ, sự việc, số liệu, thời gian), có tính thuyết phục cao về nội dung, hình thức thể hiện và có giá trị tuyên truyền cao.
- Tác phẩm dự Giải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền; tác giả/nhóm tác giả gửi tác phẩm dự Giải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý liên quan đến tác phẩm. Nghiêm cấm các trường hợp sao chép, nếu tác phẩm có sao chép hoặc lợi dụng tác phẩm dự Giải để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc thì tác giả phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Ban Tổ chức không xem xét tác phẩm dự Giải của tác giả/nhóm tác giả vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật; các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, truyện ngắn, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh); tác phẩm đang chờ ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng.
- Tác phẩm dự Giải là tác phẩm đơn lẻ hoặc chùm tác phẩm. Chùm tác phẩm có số lượng không quá 05 kỳ đối với tác phẩm báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và không quá 10 kỳ đối với sản phẩm báo chí đa phương tiện của cùng tác giả hoặc Nhóm tác giả về cùng một sự kiện, đề tài. Ban Tổ chức không chấm chùm tác phẩm vượt quá số lượng, chùm tác phẩm ghép từ những tác phẩm độc lập hay chùm tác phẩm lựa chọn từ các tác phẩm nhiều kỳ (trường hợp đặc biệt vượt quá số kỳ nêu trên hoặc hình thức thể hiện mới Ban Tổ chức Giải sẽ xem xét cụ thể).
- Tác phẩm dự Giải phải ghi rõ họ tên tác giả (tên khai sinh và bút danh nếu có); tên tác phẩm, thể loại báo chí, đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; ngày, tháng, năm đăng báo, tạp chí, phát sóng của tác phẩm. Nếu là tập thể tác giả, phải ghi tên từng tác giả, nếu sử dụng bút danh phải ghi rõ tên thật (trong hồ sơ).
- Những tác phẩm bị coi là phạm quy (bị loại) là tác phẩm không đáp ứng các quy định đã nêu trong Thể lệ này.
- Loại hình báo chí dự Giải: Báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình.
- Thể loại báo chí dự Giải là các tác phẩm thuộc 03 nhóm thể loại: Thông tấn; chính luận và chính luận nghệ thuật; một số thể loại báo chí đa phương tiện. Cụ thể bao gồm: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, chính luận, phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, bút ký báo chí, giao lưu, tọa đàm, phim tài liệu, ảnh báo chí, Infographic, Video clips, Podcast, sản phẩm báo chí dữ liệu,…
- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự Giải và được quyền sử dụng bản quyền tác phẩm dự Giải để tuyên truyền.
Trường hợp nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì những trường hợp sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
(1) Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
(2) Người đang bị khởi tố bị can.
(3) Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
(4) Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
(5) Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm? Đề cương Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành?
- Mẫu biên bản bàn giao xe ô tô theo hợp đồng mua bán? Tải về? Trách nhiệm của chủ xe khi chuyển nhượng xe?
- Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên? Tải về? Thỏa thuận giữa hai bên có phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
- Mẫu đơn tố cáo Đảng viên ngoại tình? Tải về? Hình thức kỷ luật đối với Đảng viên ngoại tình là gì?
- Cách viết lưu bút hay và ấn tượng? Mẫu viết lưu bút ngắn gọn? Có bao nhiêu buổi thi tốt nghiệp THPT trong năm nay?