Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC sắp xếp lại cơ quan thuế, hải quan, BHXH và kho bạc nhà nước ra sao?
Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC sắp xếp lại cơ quan thuế, hải quan, BHXH và kho bạc nhà nước ra sao?
Ngày 23 tháng 4 năm 2025, Đảng ủy Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC năm 2025 về phân công, phân cấp công tác tổ chức, cán bộ và tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị thuộc Bộ Tài Chính.
>> TẢI VỀ Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC năm 2025
Theo đó, tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC năm 2025 nêu rõ việc sắp xếp lại cơ quan thuế, hải quan, BHXH và kho bạc nhà nước như sau:
(1) Đối với cơ quan thuế, kho bạc
- Sắp xếp lại các Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước khu vực để quản lý trùng khớp với đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức lại từ 20 Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước khu vực thành 34 Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Chuyển đổi Đội thuế cấp huyện thành Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố quản lý thuế trên địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.
- Bố trí lại các Phòng Giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đảm bảo quản lý địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.
(2) Đối với cơ quan thống kê, bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Sắp xếp lại Chi cục thống kê tỉnh, thành phố, BHXH khu vực để quản lý trùng khớp với đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức lại từ 63 Chỉ cục thống kê thành 34 Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức lại 35 BHXH khu vực thành 34 BHXH tỉnh, thành phố).
- Không tổ chức cơ quan thống kê, BHXH cấp huyện và chuyển đổi đội thống kê cấp huyện thành Thống kê cơ sở thuộc Thống kê tỉnh, thành phố, BHXH cấp huyện thành BHXH cơ sở thuộc BHXH tỉnh, thành phố để quản lý trên địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.
(3) Đối với cơ quan hải quan, dự trữ
- Giữ nguyên số lượng 20 Chỉ cục Hải quan khu vực, 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực và điều chinh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành Hải quan khu vực, Dụ trữ Nhà nước khu vực (quản lý trực tiếp các điểm kho).
*Trên đây là thông tin về "Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC sắp xếp lại cơ quan thuế, hải quan, BHXH và kho bạc nhà nước ra sao?"
Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC sắp xếp lại cơ quan thuế, hải quan, BHXH và kho bạc nhà nước ra sao? (Hình từ Internet)
Thông qua phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính theo Nghị quyết 66 ra sao?
Thông qua phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính được nêu rõ tại Mục 3 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC năm 2025 như sau:
- Sáp nhập Nhà xuất bản Thống kê thuộc Cục Thống kê vào Nhà xuất bản Tài chính.
- Sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng vào Học viện Chính sách và Phát triển.
- Sáp nhập Trường Cao đẳng Thống kê và Trường Cao đẳng Thống kê II vào một trong các Trường Đại học/Học viện thuộc Bộ (Học viện Chính sách và Phát triển, Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing).
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp 04 cơ sở giáo dục đại học (Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính - Marketing, Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Tài chính - Kế toán) thành 02 cơ sở giáo dục đại học tự chủ chi thường xuyên trở lên (Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính - Marketing).
- Giao Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính.
- Giao tổ chức, đơn vị thuộc Bộ/Ban soạn thảo Đề án tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính:
+ Nhà xuất bản Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê xây dựng Đề án sáp nhập Nhà xuất bản Thống kê thuộc Cục Thống kê vào Nhà xuất bản Tài chính gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp.
+ Học viện Chính sách và Phát triển chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng 02 Đề án gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp:
++ Đề án tách chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tài chính đang giao cho Học viện để tổ chức lại thành một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
++ Đề án tổ chức lại Học viện Chính sách và Phát triển trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng vào Học viện Chính sách và Phát triển, tách chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ra khỏi Học viện.
+ Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất phương án sắp xếp Trường Cao đẳng Thống kê và Trường Cao đẳng Thống kê II vào các Trường Đại học/Học viện thuộc Bộ.
+ Ban soạn thảo xây dựng Đề án tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định 1867/QĐ-BTC năm 2023 của Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp 04 cơ sở giáo dục đại học (Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính - Marketing, Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Tài chính - Kế toán) thành 02 cơ sở giáo dục đại học tự chủ chi thường xuyên trở lên (Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính - Marketing) gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp.
05 nguyên tắc phải tuân thủ trong hoạt động quản lý thuế là gì?
05 nguyên tắc phải tuân thủ trong hoạt động quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024, cụ thể như sau:
(1) Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
(2) Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Công chức quản lý thuế chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế trong phạm vi hồ sơ, tài liệu, thông tin của người nộp thuế cung cấp, cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến người nộp thuế, kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, bảo đảm theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và quy định pháp luật khác về thuế có liên quan
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(4) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
(5) Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lai dắt tàu biển được hiểu như thế nào? Quyền chỉ huy lai dắt tàu biển được quy định ra sao theo Bộ luật Hàng hải?
- Bổ nhiệm chức danh Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh đối với cán bộ nào?
- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?