Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178 về kinh phí thực hiện chế độ, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy?
Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178 về kinh phí thực hiện chế độ, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy?
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178). Cụ thể:
(1) Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư 07/2025/TT-BTC như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng áp dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
- Trường hợp các cơ quan, đơn vị có nguồn kinh phí hoạt động theo các Nghị quyết, Quyết định và các văn bản khác của cấp có thẩm quyền: Nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định tại các Nghị quyết, Quyết định và các văn bản khác của cấp có thẩm quyền.
(2) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BTC như sau:
- Kinh phí bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP;
(3) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BTC như sau:
Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chính sách, chế độ tại khoản 1 Điều này) tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13, khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP như sau:
(4) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2025/TT-BTC như sau:
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1); đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2) theo quy định của Chính phủ: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP”.
(5) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2025/TT-BTC:
Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chính sách, chế độ tại điểm a khoản này) tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 10, khoản 12, khoản 13, Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP như sau:
(6) Bổ sung khoản 6 Điều 3 Thông tư 07/2025/TT-BTC
Xem chi tiết Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178 tải về
Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07 hướng dẫn Nghị định 178 về kinh phí thực hiện chế độ, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy? (Hình từ Internet)
Cách tính tiền lương tháng hưởng theo Nghị định 178 2024?
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương”.
Theo đó, tiền lương tháng hiện hưởng tính hưởng chính sách, chế độ tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP từ ngày 15/3/2025 bổ sung thêm: hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Do đó, cách tính tiền lương tháng hưởng Nghị định 67 về nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc năm 2025 cho CBCCVC tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP được thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV, cụ thể như sau:
(i) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định:
Tiền lương tháng hiện hưởng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x Mức lương cơ sở + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x Mức lương cơ sở + Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có) + hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương (quy định bổ sung) |
Chú ý:
- Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.
(ii) Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định 178?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP nêu rõ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì?
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM dịp 30 4 từ ngày 25 4 đến 30 4 2025 như thế nào? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?
- Lịch làm việc bù nghỉ lễ 30 4 áp dụng với ai? Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 ra sao? Làm việc bù nghỉ lễ 30 4 vào ngày nào?
- Cục Báo chí là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Cục Báo chí?
- Chung kết Miss International Queen Việt Nam 2025 diễn ra vào ngày mấy? Hướng dẫn cách bình chọn cho thí sinh yêu thích nhất?