Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?

Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?

Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 19/2025/TT-BQP, cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp công tác tại các cơ quan, đơn vị chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:

(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2025/TT-BQP có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên so với hạn tuổi phục vụ cao nhất theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP, chưa đủ điều kiện nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, khi được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; trong đó, chế độ trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ trợ cấp một lần cho số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp tìm việc làm thực hiện như sau:

- Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Phục viên trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ ngày Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực

Mức trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP

x

0,8

x

Số tháng để tính hưởng trợ cấp phục viên theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP

Phục viên từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực

Mức trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP

x

0,4

x

Số tháng để tính hưởng trợ cấp phục viên theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP

- Trợ cấp một lần cho số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức trợ cấp cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP


x

1,5

x

Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP

- Trợ cấp tìm việc làm

Tiền trợ cấp tìm việc làm

=

03 tháng

x

Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP

x

Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP

Ví dụ: Đồng chí Lê Trung Dũng, sinh tháng 9/1994, nhập ngũ tháng 9/2014, cấp bậc Thượng uý, chức vụ Trung đội trưởng. Tháng 6/2025, đơn vị đồng chí Dũng sáp nhập với đơn vị khác.

Theo quy định hiện hành, đồng chí Dũng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn Điều 6 Thông tư 19/2025/TT-BQP.

Tháng 11/2025, đồng chí Dũng được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên (tính đến thời điểm phục viên tháng 11/2025 đồng chí Dũng có 11 năm 03 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được làm tròn 11,5 năm theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP) và thuộc trường hợp phục viên trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ ngày Quyết định sáp nhập của cấp có thẩm quyền có hiệu lực.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP thì thời gian hưởng trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Dũng là 60 tháng. Giả sử tiền lương hiện hưởng trước thời điểm phục viên (tháng 10/2025) của đồng chí Dũng là 15.000.000 đồng; ngoài được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí Dũng được hưởng các chế độ sau:

- Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

15.000.000 đồng

x

0,8 tháng

x

60 tháng

=

720.000.000 đồng

- Trợ cấp một lần cho số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

15.000.000 đồng

x

1,5 tháng

x

11,5 năm

=

258.750.000 đồng

- Trợ cấp tìm việc làm là:

03 tháng


x

15.000.000 đồng

=

45.000.000 đồng.

Tổng số tiền trợ cấp phục viên đồng chí Dũng nhận là: 1.023.750.000 đồng.

Ví dụ: Cùng là đồng chí Lê Trung Dũng như nêu tại ví dụ trên. Tháng 11/2026, đồng chí Dũng được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên (tính đến thời điểm phục viên tháng 11/2026 đồng chí Dũng có 12 năm 03 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được làm tròn 12,5 năm theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP) và thuộc trường hợp phục viên từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày Quyết định sáp nhập của cấp có thẩm quyền có hiệu lực; thời gian hưởng trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Dũng là 60 tháng; ngoài được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí Dũng được hưởng các chế độ sau:

- Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

15.000.000 đồng

x

0,4

x

60 tháng

=

360.000.000 đồng

- Trợ cấp một lần cho số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

15.000.000 đồng

x

1,5 tháng

x

12,5 năm

=

281.250.000 đồng

- Trợ cấp tìm việc làm là:

03 tháng

x

15.000.000 đồng

=

45.000.000 đồng

Tổng số tiền trợ cấp phục viên đồng chí Dũng nhận là: 686.250.000 đồng.

(2) Đối tượng quy định tại (1) đã được hưởng trợ cấp phục viên quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì không hưởng chế độ trợ cấp phục viên quy định tại Nghị định 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 52/2025/NĐ-CPNghị định 151/2016/NĐ-CP.

*Trên đây là "Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?"

Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?

Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025? (Hình từ Internet)

Đối tượng áp dụng Thông tư 19/2025/TT-BQP bao gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 19/2025/TT-BQP về thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, các đối tượng áp dụng bao gồm:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.

- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Các trường hợp chưa xem xét giải quyết chính sách, chế độ:

- Đối tượng nêu trên là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuồi; trừ trường hợp đủ điều kiện, cá nhân tự nguyện phục viên, nghỉ thôi việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi.

- Đối tượng nêu trên đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cửu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Sĩ quan quân đội thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức phục viên khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định như sau:

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sĩ quan quân đội được thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức phục viên.

Sĩ quan quân đội phục viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đủ điều kiện nghỉ hưu;

- Hết tuổi phục vụ tại ngũ gồm có như sau:

+ Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

+ Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

+ Trung tá: nam 51, nữ 51;

+ Thượng tá: nam 54, nữ 54;

+ Đại tá: nam 57, nữ 55;

+ Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

(Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn).

- Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

Sắp xếp tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bổ sung 2 Chính sách Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 chi tiết, cụ thể?
Pháp luật
Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?
Pháp luật
Sắp xếp trung tâm y tế: Bác sĩ nghỉ theo Nghị định 178 được không? Bác sĩ nghỉ hưu trước tuổi hưởng chính sách gì?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào?
Pháp luật
Công văn 43: Hoàn thành tổ chức lại hệ thống Thanh tra trước ngày bao nhiêu? Thẩm quyền chỉ đạo thực hiện?
Pháp luật
Sắp xếp lại thôn, tổ dân phố: Cán bộ thôn gồm những ai? Các chức danh ở thôn? Mức phụ cấp cán bộ thôn là bao nhiêu?
Pháp luật
Công tác văn thư bị nghiêm cấm gì khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 414? UBND tỉnh ban hành chỉ thị quản lý về công tác văn thư ra sao?
Pháp luật
Khi sắp xếp tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ công chức có được hưởng chính sách chế độ như nhau?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp tổ chức bộ máy
20 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào