Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?

Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?

Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?

Ngày 11/4/2025, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2025 về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

>>> TẢI VỀ Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội năm 2025

Theo đó, thực hiện Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Công văn 414/BNV-VTLTNN năm 2025 của Bộ Nội vụ về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị.

Để bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ được thông suốt, liên tục, bảo đảm quản lý an toàn tài liệu trước, trong và sau khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử Thành phố; Chủ tịch UBND các quận,huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện:

- Chịu trách nhiệm đảm bảo công tác văn thư, lưu trữ được thông suốt, liên tục, quản lý an toàn tài liệu trước, trong và sau khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy; thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng con dấu, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; bảo vệ bí mật nhà nước.

- Tuyệt đối không để xảy ra việc chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu; không làm hỏng, thất lạc tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu; không được phép mang hoặc gửi tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ bằng bất cứ hình thức nào ra khỏi nơi bảo quản tài liệu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị, cá nhân thống kê, lập danh mục hồ sơ, tài liệu về các công việc đã hoàn thành;hồ sơ, tài liệu về các công việc chưa hoàn thành đóng gói, niêm phong và tập kết về phòng, kho bảo quản tập trung. Cần lưu ý tài liệu của cơ quan,tổ chức nào phải được thống kê, tập hợp theo phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức đó; đối với hồ sơ, tài liệu về các công việc chưa hoàn thành tập hợp riêng và có ghi chú rõ ràng.

- Chịu trách nhiệm bố trí phòng kho, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đáp ứng việc tập kết, bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu trong suốt quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cho đến khi tài liệu được bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý sau sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Thực hiện nộp hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn đã được chỉnh lý hoàn chỉnh vào Lưu trữ lịch sử Thành phố theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử Thành phố quản lý tạm thời tài liệu khác cho đến khi tài liệu được bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Chỉ đạo đơn vị, cá nhân phối hợp với đơn vị vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê, khoanh vùng dữ liệu trên Hệ thống hoặc trích xuất ra thiết bị lưu trữ và bảo quản an toàn, toàn vẹn tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sau sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Đóng phông lưu trữ cơ quan, tổ chức kể từ ngày kết thúc hoạt động;cơ quan,tổ chức không ban hành văn bản hành chính theo thẩm quyền kể từ ngày có quyết định hợp nhất hoặc kết thúc hoạt động có hiệu lực.

- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thống kê, lập danh mục hồ sơ, tài liệu về các công việc đã hoàn thành,hồ sơ, tài liệu về các công việc chưa hoàn thành đóng gói, niêm phong,bố trí phòng kho,trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện bảo đảm khác đáp ứng việc tập kết, bảo vệ, bảo đảm an toàn tài liệu của đơn vị.

- Ngay sau khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính mới kịp thời chỉ đạo: Đăng ký mở mới hoặc mở lại tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của Thành phố; Hệ thống dịch vụ công; đăng ký cấp con dấu, chứng thư số chuyên dùng công vụ theo quy định; phối hợp với Lưu trữ lịch sử Thành phố,các đơn vị quản lý vận hành hệ thống và các đơn vị có liên quan tiếp nhận tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu theo thẩm quyền quản lý của pháp luật.

*Trên đây là "Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?"

Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?

Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc và yêu cầu quản lý công tác văn thư được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, nguyên tắc và yêu cầu quản lý công tác văn thư được quy định như sau:

- Nguyên tắc: Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu:

+ Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.

+ Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.

+ Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

+ Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.

+ Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

+ Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

+ Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm quản lý công tác văn thư thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý công tác văn thư được quy định như sau:

(1) Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.

(2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.

- Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.

- Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.

- Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.

- Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.

Sắp xếp tổ chức bộ máy
Công tác văn thư Tổng hợp quy định liên quan đến văn bản, công tác văn thư:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ thị 06/CT-UBND Hà Nội tăng cường quản lý công tác văn thư và lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy năm 2025?
Pháp luật
Biên chế cán bộ công chức cấp xã: Chuyển biên chế cấp huyện về cấp xã có được giữ lương cũ không?
Pháp luật
Bổ sung 2 Chính sách Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 chi tiết, cụ thể?
Pháp luật
Cách tính hưởng chính sách phục viên đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chịu tác động trực tiếp của sắp xếp tổ chức bộ máy 2025?
Pháp luật
Sắp xếp trung tâm y tế: Bác sĩ nghỉ theo Nghị định 178 được không? Bác sĩ nghỉ hưu trước tuổi hưởng chính sách gì?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào?
Pháp luật
Công văn 43: Hoàn thành tổ chức lại hệ thống Thanh tra trước ngày bao nhiêu? Thẩm quyền chỉ đạo thực hiện?
Pháp luật
Sắp xếp lại thôn, tổ dân phố: Cán bộ thôn gồm những ai? Các chức danh ở thôn? Mức phụ cấp cán bộ thôn là bao nhiêu?
Pháp luật
Công tác văn thư bị nghiêm cấm gì khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 414? UBND tỉnh ban hành chỉ thị quản lý về công tác văn thư ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp tổ chức bộ máy
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào