Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn ra sao?
Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn ra sao?
Ngày 15/5/2025, Chính Phủ ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.
TẢI VỀ Nghị định 106/2025/NĐ-CP
Theo đó, Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mà không quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Đối với các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trường hợp các hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy rừng không được quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP.
Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn ra sao? (Hình ảnh Internet)
Đối tượng áp dụng Nghị định 106/2025/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 106/2025/NĐ-CP bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và các đơn vị phụ thuộc Hợp tác xã;
+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư 2020 gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Thương mại 2005;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước;
+ Đơn vị sự nghiệp;
+ Ban Quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình ban quản trị, có tư cách pháp nhân;
+ Tổ chức được giao trực tiếp quản lý cơ sở theo quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;
+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả về PCCC và cứu hộ cứu nạn?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả về PCCC và cứu hộ cứu nạn như sau:
(1) Các hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
(2) Các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ 06 tháng đến 12 tháng.
(3) Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
- Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Các biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
(4) Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
- Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó.
(5) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép dưới dạng văn bản điện tử đã được cấp trước đó trên môi trường điện tử đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 106/2025/NĐ-CP trên môi trường điện tử.
Việc tước quyền sử dụng văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được cập nhật trạng thái trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an xây dựng, quản lý và ứng dụng thông tin điện tử khác theo quy định.
Lưu ý: Nghị định 106/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top mẫu viết lưu bút lớp 5 ngắn gọn, ý nghĩa? Cách viết lưu bút lớp 5 cảm động? Viết lưu bút ngắn gọn lớp 5?
- Danh sách nơi trưng bày xá lợi Phật đến ngày 2 6? Điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung bao gồm những gì?
- Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025? Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn?
- Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?
- Xá lợi Phật được gia hạn ở Việt Nam đến ngày nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay được quy định ra sao?