Ngày Tết uống rượu bia lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền và bị tước Giấy phép lái xe bao nhiêu năm?
- Ngày Tết uống rượu bia lái xe ô tô có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm?
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Ngày Tết uống rượu bia lái xe ô tô có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm?
Căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 8 Điều 5, điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và các loại xe ô tô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức xử phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở | Từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
2 | Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông ngày Tết uống rượu bia lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm.
Ngày Tết uống rượu bia lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền và bị tước Giấy phép lái xe bao nhiêu năm?
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở | Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy uống bia rượu ngày tết khi tham gia giao thông là 8 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đến 24 tháng.
Người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm d khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm đ khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức xử phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở | Sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng uống bia rượu khi tham gia giao thông là phạt tiền 18 triệu đồng đồng thời Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) đến 24 tháng.
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức xử phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở | Bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở | Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở | Bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác uống bia rượu khi tham gia giao thông là 600.000 đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?