Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất? Nội dung thông báo tin buồn gồm những gì?
Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất?
Thông báo tin buồn là văn bản được sử dụng trong tang lễ để thông báo về sự ra đi của một người trước khi lễ phát tang diễn ra.
Thông thường nội dung của thông báo tin buồn sẽ gồm có:
- Tên thông báo: Thông báo tin buồn
- Nội dung thông báo:
+ Đại diện gia đình vô cùng thương tiếc báo tin
+ Tên, ngày sinh của người đã khuất
+ Đơn vị, thâm niên, chức vụ công tác của người đã khuất
+ Thông báo thời gian lâm bệnh, thời gian từ trần, hưởng thọ bao nhiêu tuổi
+ Lễ viếng được tổ chức từ ngày nào đến ngày nào
+ Địa điểm tổ chức lễ viếng
+ Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày, giờ nào
+ Lễ di quan được tổ chức vào ngày, giờ nào
+ Địa điểm an táng tại đâu
+ Gia đình xin trân trọng kính báo.
Dưới đây là mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng mà người đọc có thể tham khảo tại đây.
Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất? Nội dung thông báo tin buồn gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quy định về danh nghĩa đưa tin buồn trong lễ tang quân đội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 86/2016/TT-BQP có nêu rõ như sau:
Đứng tên và đưa tin buồn
1. Danh nghĩa đưa tin buồn
Căn cứ chức vụ của người hy sinh, từ trần, việc đưa tin buồn thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan, đơn vị, địa phương và gia đình:
a) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là Ủy viên hoặc Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Quân ủy Trung ương);
b) Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là đại biểu Quốc hội);
c) Bộ Quốc phòng; đơn vị đã hoặc đang trực tiếp quản lý người hy sinh, từ trần;
d) Cấp uỷ, chính quyền, cơ quan quân sự, ban, ngành đoàn thể địa phương nơi sinh quán hoặc nơi cư trú.
2. Quy định việc đưa tin buồn trên các báo, đài
a) Việc đưa tin buồn trên các báo, đài thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP;
b) Báo Quân đội nhân dân đăng trên trang nhất; Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam phát trong chương trình thời sự buổi tối:
- Đối với người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này: Tin buồn, kèm theo ảnh (4 cm x 6 cm), tóm tắt tiểu sử; tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, quá trình cống hiến của người hy sinh, từ trần, chiếu phim phóng sự (nếu có);
- Đối với người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này: Tin buồn, kèm theo ảnh (4 cm x 6 cm), tóm tắt tiểu sử; tuyên truyền về quá trình cống hiến của người hy sinh, từ trần.
3. Chuẩn bị tin buồn, tóm tắt tiểu sử, lời điếu; thẩm định nội dung
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ tang chuẩn bị tóm tắt tiểu sử, tin buồn, lời điếu; xin ý kiến của gia đình người hy sinh, từ trần trước khi thông qua Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang;
b) Thẩm định nội dung tin buồn: Người đang công tác hy sinh, từ trần do cơ quan quản lý nhân sự (Cục Cán bộ, Cục Quân lực) thẩm định; người đã nghỉ hưu từ trần do Cục Chính sách thẩm định;
Cơ quan thẩm định nội dung có trách nhiệm chuyển đến các báo, đài theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, danh nghĩa đưa tin buồn trong lễ tang quân đội như sau:
Căn cứ chức vụ của người hy sinh, từ trần, việc đưa tin buồn thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan, đơn vị, địa phương và gia đình:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là Ủy viên hoặc Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Quân ủy Trung ương);
- Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là đại biểu Quốc hội);
- Bộ Quốc phòng; đơn vị đã hoặc đang trực tiếp quản lý người hy sinh, từ trần;
- Cấp uỷ, chính quyền, cơ quan quân sự, ban, ngành đoàn thể địa phương nơi sinh quán hoặc nơi cư trú.
Đối với lễ tang cấp Nhà nước việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về người từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin, đăng bài viết về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình Lễ viếng, Lễ truy điệu.
Theo đó, việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?