Mẫu bảng chấm công thông thường và chấm công khi làm thêm giờ mới nhất? Làm sao để điền bảng chấm công chính xác?

Tôi là kế toán của một công ty tại TP. HCM. Tôi cần lập bảng chấm công và bảng chấm công làm thêm giờ cho các nhân viên trong công ty. Tôi muốn hỏi lập bảng chấm công đó theo mẫu nào? Cách điền mẫu bảng chấm công thế nào? Cảm ơn!

Mẫu bảng chấm công hiện nay được quy định thế nào?

Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định mẫu bảng chấm công theo mẫu 01a-LĐTL như sau:

Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công tại đây.

Tổng hợp các biểu mẫu bảng chấm công và mẫu bảng chấm công làm thêm giờ? Hướng dẫn điền bảng chấm công?

Mẫu bảng chấm công thông thường và chấm công khi làm thêm giờ mới nhất? Làm sao để điền bảng chấm công chính xác? (Hình từ internet)

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mà doanh nghiệp và người lao động cần biết?

Căn cứ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định mẫu bảng chấm công làm theo giờ theo mẫu Mẫu số 01b - LĐTL như sau:

Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công làm theo giờ tại đây.

Hướng dẫn cách điền bảng chấm công chính xác nhất?

- Hàng ngày, trưởng phòng, ban, bộ phận,… hoặc người được ủy quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong tháng theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

- Phương pháp chấm công:

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để thực hiện phương pháp chấm công thích hợp và hiệu quả.

Mẫu Bảng chấm công trên đây được thực hiện theo phương pháp chấm công theo ngày. Theo đó, người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm các việc khác như học tập, hội nghị, nghỉ chế độ,… thì dùng ký hiệu tương ứng để chấm công cho ngày đó.

Lưu ý:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Lao động A dự hội nghị 5 tiếng, làm việc tại đơn vị 3 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước.

Ví dụ: Lao động B dự hội nghị 4 tiếng, làm việc tại đơn vị 4 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

- Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và tối đa 31 ngày tùy theo tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần. Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình.

Các cách thức chấm công phổ biến hiện nay là gì?

Nhiều người còn thắc mắc về các hình thức chấm công hiện nay. Có thể nói, hầu hết các công ty hiện nay đều sử dụng các hình thức chấm công để quản lý nhân viên. Mỗi công ty sẽ lựa chọn mỗi hình thức chấm công khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Dưới đây là những hình thức chấm công được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

- Chấm công bằng thẻ giấy

- Chấm công bằng thẻ từ

- Chấm công bằng khuôn mặt

- Chấm công bằng vân tay

- Chấm công bằng mống mắt

- Chấm công online

Trên đây là tổng hợp các biểu mẫu bảng chấm công và mẫu bảng chấm công làm thêm giờ cũng như hướng dẫn điền bảng chấm công mà người lao động và doanh nghiệp có thể kham khảo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,368 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào