Mã ngạch công chức thanh tra gồm những gì? Khi nào Thanh tra viên được xét nâng ngạch theo quy định mới?
Mã ngạch công chức thanh tra gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Tại Điều 3 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thanh tra viên
1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. Mã số ngạch công chức thanh tra bao gồm: Thanh tra viên cao cấp (mã số: 04.023), Thanh tra viên chính (mã số: 04.024), Thanh tra viên (mã số: 04.025).
2. Vị trí việc làm đối với Thanh tra viên do Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn cho các cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Thanh tra.
Theo đó, mã ngạch công chức thanh tra bao gồm:
- Thanh tra viên cao cấp (mã số: 04.023)
- Thanh tra viên chính (mã số: 04.024)
- Thanh tra viên (mã số: 04.025)
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức mới nhất hiện nay Tải
Mã ngạch công chức thanh tra gồm những gì? Khi nào Thanh tra viên được xét nâng ngạch theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Thanh tra viên được xác định tại Điều 4 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.
2. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Thanh tra viên có các trách nhiệm theo nội dung nêu trên.
Khi nào Thanh tra viên được xét nâng ngạch theo quy định mới?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Xét nâng ngạch Thanh tra viên
1. Thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức như sau:
a) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
b) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
3. Căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng Thanh tra viên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan sử dụng Thanh tra viên báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch ngay sau khi Thanh tra viên đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau:
(1) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
(2) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận.
Trong đó, yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức.
Cụ thể:
- Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính:
+ Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên
+ Hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp:
+ Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
+ Hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Như vậy, Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra chính thức được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?