Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào?

Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính được quy định như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:

- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022, cụ thể:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.

+ Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.

+ Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

+ Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.

+ Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.

+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.

+ Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

+ Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

+ Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

- Có hành vi gian lận hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào?

Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân như sau:

- Việc đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên được tính từ thời điểm các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành;

- Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý thanh tra viên căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP, có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và có văn bản đề nghị về việc miễn nhiệm Thanh tra viên gửi về Thanh tra Bộ Công an;

- Trên cơ sở đề nghị của Công an đơn vị, địa phương, Thanh tra Bộ Công an kiểm tra hồ sơ tài liệu, dự thảo quyết định miễn nhiệm, gửi hồ sơ lấy ý kiến của Cục Tổ chức cán bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;

- Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý Thanh tra viên có trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm; thu hồi thẻ thanh tra đối với cán bộ bị miễn nhiệm và gửi về Thanh tra Bộ Công an.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính như sau:

- Được xếp loại cán bộ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liên kề trước năm bổ nhiệm; không trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật;

- Am hiểu pháp luật và công tác nghiệp vụ của ngành Công an; có kiến thức quản lý nhà nước; biết sử dụng tin học, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số đối với các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống;

- Có bằng tốt nghiệp đại học Công an trở lên hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Công an.

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị, chính trị - hành chính trở lên hoặc có giấy xác nhận trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính.

- Trong thời gian giữ ngạch thanh tra viên và tương đương đã trực tiếp tham mưu có kết quả một trong những công việc sau: sơ kết, tổng kết chuyên đề; chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên về công tác công an hoặc công tác thanh tra; chủ biên hoặc tham gia biên soạn, thẩm định tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công an hoặc nghiệp vụ thanh tra.

- Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu 09 năm hoặc đã có thời gian giữ ngạch chức danh trung cấp hoặc tương đương. Đối với cán bộ có cấp bậc hàm Đại úy trở lên thì phải có thời gian giữ ngạch thanh tra viên tối thiểu là 01 năm.

Thanh tra viên Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thanh tra viên
Công an nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quy định nhiệm vụ của công an phường? Công an phường có thực hiện tuần tra không?
Pháp luật
Đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân khi nào? Trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm?
Pháp luật
Mã số ngạch công chức Thanh tra viên cao cấp? Thời gian giữ ngạch Thanh tra viên chính để được nâng ngạch lên Thanh tra viên cao cấp?
Pháp luật
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết xử phạt VPHC khi bỏ công an cấp huyện từ 01/3/2025? Bỏ công an cấp huyện xử lý xử phạt VPHC ra sao?
Pháp luật
Quyết định 1393/QĐ-BCA-V03 năm 2025 về giải quyết xử phạt VPHC khi không tổ chức Công an cấp huyện?
Pháp luật
Tổ chức cơ quan quản lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam của Công an nhân dân từ tháng 3 năm 2025?
Pháp luật
Công an cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong thi hành án hình sự khi bỏ công an cấp huyện kể từ 01/03/2025?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Công an chịu sự quản lý của cơ quan nào? Khi miễn nhiệm Thanh tra viên có phải gửi hồ sơ về Thanh tra Bộ Công an?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra viên
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
15 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra viên Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra viên Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào