Lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã theo hướng nào? Thôn, tổ dân phố có sáp nhập không?
Lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố của Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã theo hướng nào? Thôn, tổ dân phố có sáp nhập không?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 nêu rõ lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố của Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã theo hướng sau:
1.3. Đối với thôn, tổ dân phố của cấp xã
Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính; trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có. Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
1.4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
1.4.1. Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế và thực hiện chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trạm y tế của đơn vị cấp xã mới để bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở và bảo đảm đủ trường, lớp cho học tập của học sinh trên địa bàn cấp xã.
1.4.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp khác, Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tinh gọn đầu mối, bảo đảm cung ứng nhiều dịch vụ công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, liên xã, phường.
Như vậy, dự kiến trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có.
Lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố của Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã do Chính phủ chỉ đạo theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
* Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính.
Lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố của Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã theo hướng nào? Thôn, tổ dân phố có sáp nhập không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV nêu rõ tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố như sau:
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;
+ Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;
+ Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
+ Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
+ Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố?
Căn cứ theo Điều 7a Thông tư 04/2012/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV nêu rõ điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố như sau:
(1) Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố
- Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề;
- Đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập;
- Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương;
- Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập tán thành.
(2) Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã;
(4) Việc đổi tên thôn, tổ dân phố được thực hiện theo nguyện vọng của nhân dân sinh sống tại thôn, tổ dân phố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bộ Dân tộc và Tôn giáo: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về công tác dân tộc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm những nội dung gì?
- Mẫu quyết định điều chuyển vị trí công việc giữa các phòng ban đối với người lao động của doanh nghiệp? Tải mẫu?
- Biên chế cán bộ công chức cấp xã có 1 năm hoàn thành, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ liên tiếp có thuộc diện tinh giản biên chế không?
- Cục quản lý lao động ngoài nước có tư cách pháp nhân hay không? Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ gì?
- Mẫu Bìa báo cáo tài chính mới nhất? Tải về? Hướng dẫn cách làm bìa báo cáo tài chính đơn giản, chi tiết?