Không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy sẽ bị phạt đến 600 triệu đồng?
- Không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy có bị phạt không?
- Xử phạt chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường hoặc đốt chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy?
- Xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy?
Không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy có bị phạt không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
1. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không gửi văn bản thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy sau khi được thông quan và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; không gửi văn bản thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng và tên chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu đối với từng lô hàng theo quy định;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dán nhãn và công bố thông tin hoặc dán nhãn và công bố thông tin không đúng về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tiêu hủy, xử lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm e Điều này và khoản 4 Điều 35 Nghị định này;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hàm lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật; nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các chất POP mà không thực hiện thủ tục đăng ký miễn trừ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này."
Như vậy, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định thì hành vi không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định; phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Không thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy sẽ bị phạt đến 300 triệu đồng? (Hình từ internet)
Xử phạt chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường hoặc đốt chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
...
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường hoặc đốt chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật."
Như vậy, đối với một trong các hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ra;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này;
d) Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo đúng quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này."
Như vậy, các quy định về xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?