Khi nào ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV?
- Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV đã thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Những luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV khi nào mới có hiệu lực?
- Khi nảo phải trình văn bản quy định chi tiết các Luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV?
- Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật hay không?
Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV đã thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua 06 luật, 13 nghị quyết:
6 Luật:
- Luật Dầu khí;
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Luật Phòng, chống rửa tiền;
- Luật Thanh tra;
- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
13 Nghị quyết:
- Nghị quyết 64/2022/QH15 về miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026;
- Nghị quyết 65/2022/QH15 phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026;
- Nghị quyết 66/2022/QH15 về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026;
- Nghị quyết 67/2022/QH15 phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Nghị quyết 68/2022/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;
- Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
- Nghị quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023
- Nghị quyết 71/2022/QH15 về Nội quy kỳ họp Quốc hội.
- Nghị quyết 72/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;
- Nghị quyết 73/2022/QH15 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô.
- Nghị quyết 74/2022/QH15 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Nghị quyết 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV;
- Nghị quyết 76/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Khi nào ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV? (Hình từ Internet)
Những luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV khi nào mới có hiệu lực?
Thời gian có hiệu lực thi hành của những luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:
- Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ 01/3/2023
- Luật Dầu khí có hiệu lực từ 01/7/2023
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 01/7/2023
- Luật Thanh tra có hiệu lực từ 01/7/2023
- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực từ 01/7/2023
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện có hiệu lực từ 01/7/2023
Khi nảo phải trình văn bản quy định chi tiết các Luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV?
Ngày 12/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1529/QĐ-TTg năm 2022 theo đó phân công các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4.
Trong đó, đối với 6 Luật mới được thông qua thì thời gian cơ quan có trách nhiệm soạn thảo văn bản quy định chi tiết trình Quốc hội là:
Đối với Luật Phòng, chống rửa tiền - Tháng 01/2023
Đối với văn bản quy định chi tiết của Luật Dầu khí - Tháng 04/2023
Đối với văn bản quy định chi tiết của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở -Tháng 4/2023
Đối với văn bản quy định chi tiết của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Tháng 05 và Tháng 10/2023
Đối với văn bản quy định chi tiết của Luật Thanh tra -Tháng 5/2023
Đối với văn bản quy định chi tiết của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện - Tháng 5/2023
Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật hay không?
Căn cứ Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:
Văn bản quy định chi tiết
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy định trong các văn bản khác nhau.
Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
Theo đó, văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Như vậy, văn bản quy định chi tiết những Luật mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của những văn bản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?