Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo chưa?
- Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo đúng không?
- 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo và tín ngưỡng?
- Trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo đúng không?
Ngày 7/5/2025 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã tổ chức Mật nghị Hồng y để chọn ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis đã qua đời ngày 21/4/2025.
Tại vòng bỏ phiếu thứ tư (Đã có Tân Giáo Hoàng)
Vào lúc 23:08 (giờ Việt Nam) ngày 08/05/2025, KHÓI TRẮNG đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine cùng với tiếng chuông reo từ Thánh đường Thánh Phêrô, báo hiệu Giáo hội Công giáo Rôma đã có TÂN GIÁO HOÀNG – vị Giáo hoàng thứ 267.
Tân Giáo hoàng được tuyển chọn với sự đồng thuận tối thiểu 2/3 (ít nhất 89/133 phiếu) của các Hồng y cử tri, sau hành trình cầu nguyện và phân định qua 4 vòng bỏ phiếu.
Như vậy, đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo là Hồng y Robert Prevost, kế vị Thánh Phêrô và trở thành vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo. Ngài lấy tông hiệu Leo XIV và là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
*Vòng bỏ phiếu thứ hai và thứ ba
Khói đen lần thứ hai đã xuất hiện từ ống khói phía trên nhà nguyện Sistine vào lúc 16:51 (giờ Việt Nam) tức 11:51 trưa tại Vatican.
Như vậy, 133 Hồng y cử tri vẫn chưa thể bầu ra Giáo hoàng mới sau khi đã hoàn tất 02 vòng bỏ phiếu buổi sáng (lần thứ hai và lần thứ ba của Mật nghị). Cả hai vòng bỏ phiếu đều chưa đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết (tức tối thiểu 89 phiếu) để chọn ra Tân Giáo hoàng.
*Vòng bỏ phiếu đầu tiên
Khói đen đã bốc lên từ ống khói phía trên nhà nguyện Sistine chiều tối 7/5/2025 (theo giờ Vatican) khoảng hơn 03 giờ sau khi Mật nghị Hồng y. Điều này đồng nghĩa với việc các Hồng y cử tri chưa bầu được Giáo hoàng mới vào ngày đầu tiên của Mật nghị.
Thông tin "Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo đúng không?" chỉ mang tính chất tham khảo.
*Trên đây là "Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo đúng không?"
Kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y cập nhật mới nhất thế nào? Đã có Tân Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo đúng không? (Hình từ Internet)
05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo và tín ngưỡng?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, 05 hành vi không được phép thực hiện trong tôn giáo và tín ngưỡng được quy định như sau:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ tại Điều 3 và Điều 4 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
(1) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
(2) Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân họp chuyên đề khi nào? Hội đồng nhân dân họp kín đúng không? HĐND miễn nhiệm Chủ tịch HĐND theo đề nghị của ai?
- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là ai? Thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tối đa là bao lâu?
- Thế nào là dịch vụ xử lý tiền? Tổ chức cung ứng dịch vụ xử lý tiền có cần phải ký hợp đồng hay không?
- Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?