Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở đâu? Khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?
Chiêm bái xá lợi là gì? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở đâu?
Xá lợi (trong tiếng Phạn là Sarira), chiêm bái xá lợi là chiêm bái là những hạt nhỏ, dạng viên trông giống như ngọc trai, thu được sau khi trà tỳ (tức hỏa táng) là một phần chân thân còn sót lại, đây là kết quả của quá trình tu hành. Xá lợi chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng từ bi.
Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được tôn trí song song với xá lợi Phật từ Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ (National Museumof India) để cộng đồng Việt Nam có dịp chiêm bái nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM.
Sau Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được tôn trí tại Bảo tháp Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ cụ thể: 244 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở đâu? Khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì? (hình từ Internet)
Thời gian để người dân đến chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức là khi nào? Cần lưu ý gì khi chiêm bái xá lợi?
Trước đó, thông tin từ Ban tổ chức cho biết việc cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức dự kiến diễn ra trong ngày 3 5 (nhằm mùng 6 tháng tư âm lịch), tuy nhiên đã có thông báo hoãn với lý do "nhân duyên chưa hội đủ" nên chưa thể diễn ra vào sáng ngày 3 5.
Tuy nhiên, đã có thông báo mới đến người dân Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự sẽ được bắt đầu từ 14h ngày 6 5 đến 10 5 (nhằm từ mùng 9 đến 13 tháng tư năm Ất Tỵ).
Cần lưu ý gì khi chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức?
Để đảm bảo sự trang nghiêm và thành kính trong việc - người dân cần lưu ý: Ban tổ chức không thu bất kỳ khoản chi phí nào, đồng thời không tiếp nhận vòng hoa, lễ phẩm cúng dường.
Nhằm bảo đảm thời gian chiêm bái đúng quy định và thuận lợi, ban tổ chức khuyến khích các đoàn đăng ký trước thông qua ban trị sự, tự viện, đạo tràng hoặc đơn vị, gửi về Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam Quốc Tự).
Trẻ em dưới 2 tuổi, người có sức khỏe yếu hoặc có hành vi, trang phục không phù hợp sẽ không được tiếp nhận vào khu vực tôn trí xá lợi.
Người dân đến chiêm bái cần tuyệt đối không mang theo các vật dụng như điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim, vũ khí, chất cháy nổ, thức ăn, đồ uống hay bất kỳ vật dụng nào có thể gây mất trật tự và ảnh hưởng đến sự an toàn, thanh tịnh của đạo tràng.
Tất cả người tham gia chiêm bái đều phải nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của ban tổ chức, tuyệt đối giữ im lặng, không chen lấn, không đi tắt và không tự ý chụp ảnh, quay phim trong khu vực tôn trí xá lợi cũng như các nơi có quy định riêng.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, khi chiêm bái cần thực hiện đúng lưu ý của ban tổ chức và tuân theo đúng quy định pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Chiêm bái xá lợi phật có phải là lễ hội tín ngưỡng không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
..
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Như vậy, chiêm bái xá lợi phật là lễ hội tín ngưỡng theo quy định pháp luật hiện hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đổi số định danh cá nhân làm mã số thuế từ 1 7 2025 thế nào? Khi nào bỏ mã số thuế cá nhân?
- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh? Việt Nam đã đăng cai mấy lần?
- Nghi lễ tắm Phật là gì? Lễ Phật Đản có tổ chức nghi lễ tắm Phật không? Tổ chức Lễ Phật Đản phải tuân theo nguyên tắc nào?
- Thông tư 003: Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước ra sao?
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược là gì? Những công việc nào cần người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên?