Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 ra sao?
Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 ra sao?
Thông tin về Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 dưới đây:
Ngày 14/4/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 18 đã ban hành Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch 47 KH BCĐ năm 2025 là nội dung, nhiệm vụ thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
>> Tải về Phụ lục Kế hoạch 47 KH BCĐ năm 2025
Lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 như sau:
(1) Đảng ủy Chính phủ
Nội dung, nhiệm vụ | Dự kiến hoàn thành trước ngày |
Phối hợp với Đảng ủy Quốc hội hướng dẫn các địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 | 20/4/2025 |
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các quy định, hướng dẫn sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Nội dung, nhiệm vụ | Dự kiến hoàn thành trước ngày |
Về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, đặt tên, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, bảo đảm số lượng xã, phường, đặc khu sau sáp nhập của từng tỉnh, thành phố theo đúng định hướng của Trung ương, Đề án của Chính phủ | 25/4/2025 |
Về sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện | 25/4/2025 |
Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; số lượng lãnh đạo, quản lý, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của hội đồng nhân dân và các ban của hội đồng nhân dân; của ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân sau sắp xếp đơn vị hành chính | 25/4/2025 |
Về bố trí, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện (trừ các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trạm y tế) theo hướng tinh gọn đầu mối, bảo đảm cung ứng nhiều dịch vụ công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, liên xã sau sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp | 25/4/2025 |
Về bố trí kinh phí, nguồn kinh phí và việc sử dụng kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị | 25/4/2025 |
Về lựa chọn vị trí, bố trí trụ sở làm việc, các điều điện bảo đảm hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các cơ quan, đơn vị; nhà công vụ sau sắp xếp đơn vị hành chính | 25/4/2025 |
Về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản, đất đai, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ … của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện khi không tổ chức cấp huyện | 25/4/2025 |
Về công tác quản lý, bàn giao, tiếp nhận, sử dụng tài liệu, tài chính, tài sản, đất đai của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trước, trong và sau sắp xếp đơn vị hành chính | 25/4/2025 |
Về quản lý, xử lý trụ sở, tài sản, đất đai dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính | 25/4/2025 |
Về kết thúc hoạt động của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc | 25/4/2025 |
... | ... |
>> Tải về Chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 (Phụ lục Kế hoạch 47 KH BCĐ năm 2025)
Kế hoạch 47 KH BCĐ về chi tiết lộ trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã năm 2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được quy định tại Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, cụ thể như sau:
(1) Mục đích
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Kết luận 130-KL/TW năm 2025, Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội.
- Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tỉnh (thành) ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
(2) Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Điều kiện sáp nhập tỉnh năm 2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về điều kiện thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Theo quy định, việc sáp nhập tỉnh phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn khấn thổ công gia tiên mùng 1 tháng 4 năm 2025 ra sao? Mâm cúng mùng 1 tháng 4 cúng gì để cầu may mắn?
- Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam từ ngày mấy? Hướng dẫn cách treo Quốc Kỳ?
- Khối diễu binh từ Lê Duẩn đến bến Bạch Đằng theo tuyến 02 trong ngày 30 tháng 4 gồm những khối nào?
- Có được cải tạo nhà ở khi không phải chủ sở hữu nhà ở không? Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ thế nào trong việc cải tạo nhà ở?
- Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân không?