Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì có bị xem là vô hiệu hay không?
Thỏa thuận thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ có được phép hay không?
Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) quy định như sau:
"Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Và căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.”
Từ các quy định nêu trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ là không phù hợp với các quy định nêu trên.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có bị vô hiệu hay không?
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có bị vô hiệu hay không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;...”
Theo quy định nêu trên, trong trường hợp này, hợp đồng đã được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực vì thế sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết.
Căn cứ vào Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 (đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017) quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội như sau:
“Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Từ phân tích trên và kết hợp với quy định này thì, hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ trái với quy định tại Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN do đó hợp đồng nay sẽ bị vô hiệu do giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của “pháp luật”. Vì thế khi ra xét xử Tòa án hoàn toàn có thể tuyên bố hợp đồng này vô hiệu theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Nếu áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có bị vô hiệu hay không?
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ vô hiệu theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, nếu áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết thì trường hợp không bị tuyên bố vô hiệu. Vì tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:
“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Quy định này tại Bộ luật Dân sự 2015 khác với Bộ luật Dân sự 2005 ở chỗ Bộ luật Dân sự 2015 đã thay đổi cụm từ “vi phạm điều cấm của pháp luật” thành “vi phạm điều cấm của luật”.
Căn cứ Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định Bộ luật, luật được ban hành bởi Quốc hội và Pháp lệnh và Thông tư không phải là những văn bản luật.
Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ không vi phạm điều cấm của luật. Vì vậy, hợp đồng này sẽ không bị vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?