Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
Công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa là gì? Các biện pháp bảo hành hàng hóa theo quy định pháp luật là gì?
Công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa là văn bản chính thức được sử dụng để thông báo và yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thực hiện quyền bảo hành đối với hàng hóa mà người tiêu dùng đã mua. Công văn này thường được lập khi hàng hóa gặp phải sự cố, hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu chất lượng trong thời gian bảo hành theo quy định.
Thông thường, một công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa thường bao gồm các nội dung chính sau:
(1) Thông tin người yêu cầu:
Họ và tên
Địa chỉ
Số điện thoại
Email (nếu có)
(2) Thông tin về hàng hóa:
Tên hàng hóa
Mã hàng (nếu có)
Số seri hoặc số lô sản xuất
Ngày mua hàng
Địa điểm mua hàng
(3) Mô tả sự cố:
Trình bày chi tiết về sự cố, hư hỏng của hàng hóa.
Đính kèm các tài liệu liên quan (hóa đơn mua hàng, biên nhận bảo hành, hình ảnh nếu có).
(4) Yêu cầu cụ thể:
Đề nghị thực hiện bảo hành (sửa chữa, thay thế, hoàn tiền, v.v.).
Thời gian mong muốn nhận được phản hồi hoặc giải quyết.
(5) Cam kết:
Cam kết cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến yêu cầu bảo hành.
(6) Chữ ký và ngày tháng:
Chữ ký của người yêu cầu
Ngày tháng lập công văn
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Biện pháp bảo hành hàng hóa được quy định tại Điều 448 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
- Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
Đồng thời, bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên mua ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành? (Hình từ Internet)
Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa?
Căn cứ Điều 4 Luật Giá 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường.
...
6. Giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; giá nhập khẩu hàng hóa;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
7. Yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế; lợi nhuận (nếu có) hoặc khoản lỗ (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường.
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các quy định hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Có thể tham khảo Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành hàng hóa?
Theo Điều 49 Luật Thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hoá như sau:
Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo quy định nêu trên thì bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, bên mua sẽ phải chịu chí bảo hành hàng hóa nếu các bên thỏa thuận bên mua sẽ phải chịu chí bảo hành.
Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?