Hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tổ chức khi nào? Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước gồm những ai?
Hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tổ chức định kỳ khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này.
Theo đó, Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo.
Ngoài ra, Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường sẽ được diễn ra khi có đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị.
Hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tổ chức khi nào? Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức hội nghị người lao động
...
2. Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Theo đó, thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
- Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Những nội dung nào được bàn và quyết định tại hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định những nội dung được bàn và quyết định tại hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
- Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
- Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.
- Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì người thuê đất nhà nước khi xây dựng công trình phải thực hiện điều gì?
- Bài văn tả cây xoài lớp 4 ngắn gọn? Tả cây xoài ngắn gọn lớp 4? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên là bao lâu?
- Diễu binh 30 4 và lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đều được tổ chức trên trục đường nào tại TP HCM?
- Chế độ nghỉ việc của cán bộ không chuyên trách sau sáp nhập xã? Cắt giảm cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Quyết định 759?