Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay? Hội nghị người lao động tổ chức khi nào?
Hội nghị người lao động được tổ chức khi nào?
Thời điểm tổ chức Hội nghị người lao động được quy định tại tiết 2 tiểu mục III Mục 2 Phần II Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024, cụ thể:
(1) Đối với hội nghị người lao động cấp trực thuộc doanh nghiệp
Hội nghị các đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động của doanh nghiệp do người sử dụng lao động thống nhất với Công đoàn ban hành.
(2) Đối với hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với người sử dụng lao động thời điểm tổ chức hội nghị người lao động cho phù hợp và được quy định trong Quy chế.
Để phát huy quyền dân chủ của người lao động trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, Công đoàn nên đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm.
Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để người lao động có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
(3) Đối với hội nghị người lao động cấp tập đoàn, tổng công ty
Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị người lao động cấp mình. Thời điểm tổ chức do hai bên thống nhất (sau khi các đơn vị trực thuộc đã tổ chức xong hội nghị người lao động).
(4) Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập
Công đoàn đề xuất, thống nhất với hội đồng trường, ban giám đốc, ban giám hiệu trường tổ chức hội nghị người lao động vào đầu năm học mới, nhưng không quá 03 tháng tính từ ngày khai giảng năm học mới và được ghi vào Quy chế.
Hội nghị người lao động được tổ chức khi nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay?
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay là Mẫu 02 Phụ lục ban hành kèm Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024:
TẢI VỀ Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay
Thành phần tham dự hội nghị người lao động gồm những ai?
Căn cứ Mục 1 Phần II Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 có quy định như sau:
Mục 1. CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ DÂN CHỦ
Ngoài nội dung liên quan theo quy định từ Điều 64 đến Điều 81 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vận dụng, áp dụng các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục I, Phần I của Hướng dẫn này, Công đoàn đề xuất với người sử dụng lao động (NSDLĐ) bổ sung thêm vào Quy chế nội dung:
1. Chủ tịch Công đoàn cơ sở được tham gia vào các hội đồng hoặc ban chỉ đạo của doanh nghiệp (Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng nâng lương; Hội đồng sáng kiến....).
2. Hội nghị người lao động (NLĐ) được tổ chức từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, đơn vị trực thuộc (theo cơ cấu tổ chức và quy mô của doanh nghiệp).
3. Khuyến khích doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 NLĐ tổ chức hội nghị NLĐ.
II. THAM GIA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Công tác chuẩn bị
...
1.3. Thành phần tham dự hội nghị người lao động
- Hội nghị toàn thể: Thành phần tham dự là toàn thể NLĐ của doanh nghiệp.
- Hội nghị đại biểu:
+ Đại biểu đương nhiên: Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ thành phần đương nhiên bên NSDLĐ gồm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; đại diện cấp ủy đảng; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); Ban Thanh tra nhân dân; ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên nơi chưa có công đoàn cơ sở (trên cơ sở thống nhất với NSDLĐ) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất và được quy định trong Quy chế.
+ Đại biểu bầu: Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ đối tượng, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị cho phù hợp, tổ chức hội nghị bầu bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện các tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, giới tính, dân tộc (nếu có)… Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, Công đoàn phối hợp với NSDLĐ thống nhất tỷ lệ được bầu trên số NLĐ tăng thêm. Ví dụ: doanh nghiệp có từ 101 NLĐ trở lên thì cứ 100 NLĐ tăng thêm thì được bầu thêm 02 đại biểu.
1.4. Maket hội nghị người lao động
Công đoàn thống nhất với NSDLĐ về mẫu, nội dung maket tổ chức hội nghị NLĐ (Mẫu 06 phụ lục).
Lưu ý: NSDLĐ có trách nhiệm ban hành văn bản mời và triệu tập toàn thể thành phần tham dự hội nghị NLĐ theo sự thống nhất giữa 02 bên.
...
Theo đó, Hội nghị người lao động được tổ chức từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, đơn vị trực thuộc (theo cơ cấu tổ chức và quy mô của doanh nghiệp).
Thành phần tham dự hội nghị người lao động bao gồm:
- Hội nghị toàn thể: Thành phần tham dự là toàn thể người lao động của doanh nghiệp.
- Hội nghị đại biểu:
+ Đại biểu đương nhiên: Công đoàn đề xuất, thống nhất với người sử dụng lao động thành phần đương nhiên bên người sử dụng lao động gồm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; đại diện cấp ủy đảng; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); Ban Thanh tra nhân dân; ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên nơi chưa có công đoàn cơ sở (trên cơ sở thống nhất với người sử dụng lao động) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất và được quy định trong Quy chế.
+ Đại biểu bầu: Công đoàn đề xuất, thống nhất với người sử dụng lao động đối tượng, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị cho phù hợp, tổ chức hội nghị bầu bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện các tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, giới tính, dân tộc (nếu có)… Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động thống nhất tỷ lệ được bầu trên số người lao động tăng thêm.
Ví dụ: doanh nghiệp có từ 101 người lao động trở lên thì cứ 100 người lao động tăng thêm thì được bầu thêm 02 đại biểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khối thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những đơn vị nào? Hoạt động của khối thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Thế nào là Văn hóa kiểm soát? Văn hóa kiểm soát được hình thành từ đâu? Ai giám sát việc duy trì văn hóa kiểm soát?
- Mẫu Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong trường học? Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh trật tự?
- Công văn 3769 BHXH hướng dẫn thực hiện kiểm soát tài sản thu nhập của công chức viên chức BHXH?
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với tổ chức là mẫu nào?