Hồ sơ, thủ tục cấp lại thẻ BHYT mới nhất theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023 được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT mới nhất gồm những gì?
- Thủ tục cấp lại thẻ BHYT được thực hiện ra sao?
- Cách thức thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT ra sao?
- Chế độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia BHYT 05 năm liên tục được quy định ra sao?
- Mức hưởng BHYT với người tham gia BHYT 05 năm liên tục là bao nhiêu?
Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT mới nhất gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 4.3 Mục 4 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023.
Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT mới nhất bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
Hồ sơ, thủ tục cấp lại thẻ BHYT mới nhất theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT được thực hiện ra sao?
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT được thực hiện theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023.
Cụ thể như sau:
Bước 1. Lập hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Học sinh, sinh viên đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Cơ sở giáo dục.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm thẻ BHYT theo hình thức đăng ký.
Cách thức thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT ra sao?
Căn cứ Mục 4 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023.
Cách thức thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT được quy định như sau:
(1) Nộp hồ sơ
Người tham gia BHXH và đơn vị nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
(2) Nhận kết quả giải quyết:
- Người tham gia nhận sổ bảo hiểm xã hội, theo hình thức đăng ký.
- Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Chế độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia BHYT 05 năm liên tục được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này:
a) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
b) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
c) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01 tháng 01, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Như vậy, chế độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia BHYT 05 năm liên tục được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Mức hưởng BHYT với người tham gia BHYT 05 năm liên tục là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
...
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
...
Như vậy theo quy định trên mức hưởng BHYT với người tham gia BHYT 05 năm liên tục là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện: Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?