Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử lý thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thế nào?

Tôi đang tìm hiểu quy định về bình đẳng giới. Nhờ các Luật sư cho tôi hỏi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử phạt thế nào? Có kèm các biện pháp khắc phục gì không? - Câu hỏi của chị Thư (Kiên Giang)

Khái niệm bình đẳng giới được hiểu như thế nào?

Bình đẳng giới là một khái niệm đã có mặt từ lâu đời và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Dưới góc nhìn pháp lý, thuật ngữ "bình đẳng giới" được định nghĩa tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình hướng nhằm đến mục tiêu chung của bình đẳng giới.

Mục tiêu này được thể hiện tại Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:

- Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới;

- Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực

- Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ;

- Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử lý thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thế nào?

Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới bị xử lý thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định thế nào?

Bình đẳng giới được thực hiện theo những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới được thực hiện dựa trên:

- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;

- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới;

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới;

- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới;

- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật;

- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

Như vậy, hiện nay có tổng cộng 06 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới nêu trên.

Các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới ra sao?

Dựa trên khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới sẽ chịu các hình thức xử phạt chính và phạt bổ sung như sau:

Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Đối với phạt tiền, khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CPkhoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP mức phạt này có thể lên đến 30 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân.

Nếu chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền tối đa bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, là 60 triệu đồng.

Người thực hiện hành vi vi phạm về bình đẳng giới sẽ phải thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả nào?

Không chỉ đối mặt với hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cho hành vi mình gây ra.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 125/2021/NĐ-CP như sau:

Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật;
b) Buộc xin lỗi công khai;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị xâm phạm;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người bị xâm phạm trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
đ) Buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
e) Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đính chính tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
g) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, hương ước, quy ước của cộng đồng có sự phân biệt đối xử về giới;
h) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
k) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.

Theo đó, tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới sẽ thực hiện biện pháp khắc phục tương ứng.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ không tạo điều kiện cho con gái học tập có đúng không?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
Pháp luật
Chủ đề bình đẳng giới năm 2024? Bài tuyên truyền bình đẳng giới 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền bình đẳng giới năm 2024?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học năm 2024? Bài tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2024 trường học?
Pháp luật
Thuyết trình về bình đẳng giới ngắn gọn năm 2024? Bài thuyết trình về bình đẳng giới trong giáo dục thế nào?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,986 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào