Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào? Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu?
Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào?
Để chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM thông báo Vòng Sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025" cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) theo Kế hoạch 57/KH-TVTT Tải về
Theo Kế hoạch 57/KH-TVTT năm 2025 của thư viện trung tâm ĐHQG-HCM, Vòng Sơ khảo cấp ĐHQG-HCM diễn ra các mốc thời gian như sau:
- Thư viện Trung tấm ĐHQG-HCM tổ chức Vòng Sơ khảo và nhận bài dự thi Vòng Sơ khảo cấp trường trước ngày 20/6/2025;
- Lễ tổng kết và trao giải Vòng Sơ khảo cấp ĐHQG-HCM dư kiến tổ chức tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM vào cuối tháng 7/2025.
Như vậy, hạn chót nộp bài thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cấp ĐHQG-HCM trước ngày 20/6/2025. Do đó, thí sinh tham gia lưu ý nộp bài dự thi trước ngày 20/6/2025.
Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào? Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu? (Hình từ Internet)
Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu?
Theo Kế hoạch 57/KH-TVTT, thí sinh tham gia cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cấp ĐHQG TPHCM chọn 1 trong 2 đề để dự thi và phải trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được đặt ra trong Đề thi. Mỗi thí sinh tham gia gửi Bài thi độc lập, không làm bài dự thi theo nhóm.
Thí sinh nộp bài dự thi gồm bản cứng và bản mềm:
- Bản cứng: Bao gồm bài dự thi và phiếu thông tin thí sinh theo mẫu (đính kèm). Nộp tại Quầy lưu hành - Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM.
- Bản mềm: Bao gồm Bài dự thi và Phiếu thông tin thí sinh theo mẫu (Nộp tại địa chỉ email: phucvu@vnuhcm.edu.vn)
- Nội dung gửi: Tác phẩm tham dự cuộc thi ”Đại sứ văn hoá đọc năm 2025” cùng các thông tin: Họ và tên, trường, số điện thoại, địa chỉ email.
Quyền của sinh viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quyền của sinh viên được quy định như sau:
(1) Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.
(2) Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
(3) Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
- Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
- Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
- Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
- Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,...)
- Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
(4) Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.
(5) Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
(6) Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.
(7) Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?