Giờ giấc sinh hoạt trong quân đội như thế nào? Có chia theo thời gian tập luyện, sinh hoạt, ăn uống không?
Giờ giấc sinh hoạt trong quân đội được quy định như thế nào? Có chia theo thời gian tập luyện, sinh hoạt, ăn uống không?
Hiện nay, văn bản pháp luật không quy định cụ thể về giờ giấc sinh hoạt trong quân đội.
Do đó, việc sinh hoạt theo khung giờ như thế nào có thể được phổ biến tại từng đơn vị; cá nhân có trách nhiệm thực hiện giờ giấc sinh hoạt trong quân đội theo quy định được phổ biến tại đơn vị.
Các chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện một số hoạt động như:
- Treo quốc kỳ; Thức dậy; Thể dục buổi sáng; Kiểm tra sáng; Học tập
- Ăn uống; Lau vũ khí, khí tài trang bị; Thể thao, tăng gia sản xuất
- Đọc báo, nghe tin; Điểm danh, điểm quân số; Ngủ nghỉ
Giờ giấc sinh hoạt trong quân đội được quy định như thế nào? Có chia theo thời gian tập luyện, sinh hoạt, ăn uống không? (Hình từ internet)
Chế độ nghỉ phép với sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 153/2017/TT-BQP, chế độ nghỉ phép với sĩ quan quân đội được quy định như sau:
(1) Chế độ nghỉ phép năm:
- Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
+ Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày.
+ Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày.
+ Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
- Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
+ 10 ngày đối với các trường hợp:
++ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên.
++ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên.
++ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
++ 05 ngày đối với các trường hợp:
++ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km.
++ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên.
++ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân), do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định.
(2) Chế độ nghỉ phép đặc biệt:
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
- Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
- Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Dấu hiệu nhận biết cấp hiệu của Quân đội nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về cấp hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Cấp hiệu | Đặc điểm |
Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan | - Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc. - Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu. - Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. - Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao: + Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao; + Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao; + Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao; + Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao. |
Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp | - Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc. - Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu. - Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. - Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao: + Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao; + Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao; + Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao; + Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao. Lưu ý: đối với cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp có 01 đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc. |
Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ | - Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc. - Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. - Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. - Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V: + Binh nhì: 01 vạch hình chữ V; + Binh nhất: 02 vạch hình chữ V; + Hạ sĩ: 01 vạch ngang; + Trung sĩ: 02 vạch ngang; + Thượng sĩ: 03 vạch ngang. |
Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm | - Hình dáng: Hình chữ nhật. - Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân. - Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền. - Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch: + Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu; + Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu; + Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu; + Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu; + Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu. |
Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật | - Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc. - Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. - Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm. - Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?