Giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số: Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động?

Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động nhằm mục đích gì? Câu hỏi của chị An (Thanh Hóa).

Giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số: Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, sẽ thực hiện cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số như sau:

Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động, gồm: Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm); thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC .
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành.

Như vậy, thực hiện các nội dung nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, sẽ tập trung hỗ trợ các trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số.

Giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số: Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động?

Giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số: Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động?

Chuẩn hóa kỹ năng lao động và gắn kết hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm đối với lao động là người dân tộc thiểu số?

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, để chuẩn hóa kỹ năng lao động và gắn kết hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm đối với lao động là người dân tộc thiểu số sẽ thực hiện 04 nội dung sau:

Thứ nhất, biên soạn ngân hàng câu hỏi kiểm tra kiến thức, ngân hàng bài kiểm tra thực hành đánh giá kỹ năng nghề quốc gia làm công cụ tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.

Thứ hai, hoạt động đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và chuyển phát thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động là dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ nhu cầu việc làm, tìm việc làm.

Trong đó, ưu tiên đối với các nghề yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Nghị định 31/2015/NĐ-CP và cho các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, thích ứng với cuộc cách mạng lần thứ tư; các nghề phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghề phổ biến, sử dụng nhiều lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc làm nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở phát triển chương trình đào tạo, hình thức đào tạo.

Việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH và Thông tư 41/2019/TT-BLĐTBXH .

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.

Thứ tư, xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đáp ứng nhu cầu của người học, của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ số, phát triển kỹ năng xanh theo các hình thức, phương thức khác nhau được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đối với các đối tượng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP.

Quy trình, cách thức được thực hiện như chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện hành được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (cho đối tượng bậc 1, 2 và 3 quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP), Luật Giáo dục đại học và văn bản hướng dẫn liên quan đối với chương trình giáo dục đại học (cho đối tượng bậc 4 và 5 quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP).

Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sau:

* Về nội dung hỗ trợ

- Xây dựng, phát hành và tổ chức tuyên truyền thông tin liên quan đến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:

Biên soạn, xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tờ rơi; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.

Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông.

- Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, việc làm cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề, việc làm cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về cách thức thực hiện

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH.

Dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức hỗ trợ học tập năm học 2023-2024 đối với sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Pháp luật
Tên 54 dân tộc Việt Nam hiện nay? Ngày hội đại đoàn kết dân tộc là ngày 18/11 hàng năm đúng không?
Pháp luật
Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu? Hướng dẫn tổ chức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023?
Pháp luật
Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập? Thời gian hỗ trợ là bao lâu?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được đăng ký dự tuyển công chức loại A không? Cần đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số thoát nghèo có thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số nếu không sinh sống tại địa phương thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế? Trình tự lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại địa phương như thế nào?
Pháp luật
Đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học?
Pháp luật
Việc tổ chức đón tiếp các Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số làm việc tại cơ quan Ủy ban Dân tộc được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân tộc thiểu số
2,280 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân tộc thiểu số
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào