Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin của Bộ Tài chính phải làm những nhiệm vụ nào để phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng?
- Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin phải làm những nhiệm vụ nào để phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng Bộ Tài chính?
- Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, chủ quản hệ thống thông tin của BTC có trách nhiệm gì?
- Phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng của BTC như thế nào?
Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin phải làm những nhiệm vụ nào để phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng Bộ Tài chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định để phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin phải làm các nhiệm vụ sau:
- Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng;
+ Làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên hệ thống thông tin.
- Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động xâm nhập bất hợp pháp, hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời tư trên hệ thống thông tin
Đồng thời kịp thời gỡ bỏ thông tin liên quan đến hành vi này
- Áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công mạng đối với hệ thống thông tin
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng
- Phối hợp, thực hiện yêu cầu của Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an):
+ Về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời tư trên hệ thống thông tin;
+ Về áp dụng biện pháp xác định nguồn gốc tấn công mạng, thu thập chứng cứ khi xảy ra tấn công mạng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;
+ Về gỡ bỏ các nội dung buộc phải gỡ bỏ theo quy định của pháp luật trên hệ thống thông tin; về thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin của Bộ Tài chính phải làm những nhiệm vụ nào để phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, chủ quản hệ thống thông tin của BTC có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng
......
2. Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin khi tiếp nhận tin báo về tình huống nguy hiểm về an ninh mạng hoặc khủng bố mạng liên quan đến hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của chủ quản hệ thống thông tin, cần thông báo kịp thời cho Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
3. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, chủ quản hệ thống thông tin của BTC có trách nhiệm thông báo cho Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Đồng thời, đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin khi tiếp nhận tin báo về tình huống nguy hiểm về an ninh mạng hoặc khủng bố mạng liên quan đến hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của chủ quản hệ thống thông tin, cần thông báo kịp thời cho Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng của BTC như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng
1. Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan lập kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp an toàn an ninh mạng, thông qua các hình thức: văn bản hướng dẫn; hội nghị, hội thảo; đăng bài trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, báo, tạp chí của ngành Tài chính; gửi thư điện tử và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị.
2. Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn an ninh mạng cho công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn an ninh mạng tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức bồi dưỡng kiến thức cơ bản, kỹ năng về an toàn an ninh mạng cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Tổng cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử cán bộ của đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng.
Theo như quy định trên, việc phổ biến tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng do Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan lập kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp an toàn an ninh mạng theo các hình thức trên.
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị.
Đồng thời Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn an ninh mạng cho công chức, viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?