Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững ra sao?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững ra sao?
- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững và doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hiểu như thế nào?
- Có những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững ra sao?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT có quy định về hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững như sau:
Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững
...
2. Hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững
a) Đào tạo huấn luyện chuyên sâu trong nước: áp dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP;
b) Đào tạo huấn luyện chuyên sâu nước ngoài: áp dụng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
...
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững cụ thể như sau:
(1) Đào tạo huấn luyện chuyên sâu trong nước: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
(2) Đào tạo huấn luyện chuyên sâu nước ngoài: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 02 học viên/doanh nghiệp/năm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hỗ trợ đào tạo huấn luyện chuyên sâu về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững và doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT có thể hiểu:
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững hay doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhưng không bao gồm doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b Điều 23 Luật Đầu tư; và áp dụng một trong các mô hình kinh doanh bền vững quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh bền vững hay doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân kinh doanh bền vững là doanh nghiệp kinh doanh bền vững theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT và đáp ứng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Có những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?