Điểm chuẩn học bạ Đại học Công thương HUIT năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào Đại học Công thương HUIT năm 2024?
Điểm chuẩn học bạ Đại học Công thương HUIT năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào Đại học Công thương HUIT năm 2024?
Sáng nay 3-7, hội đồng tuyển sinh Trường đại học Công Thương TP.HCM đã công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm năm 2024: xét kết quả học tập THPT, điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo đề án riêng.
Theo đó, điểm chuẩn của phương thức xét kết quả học tập THPT dao động từ 20-25 điểm. Ngành có điểm cao nhất là Marketing với 25 điểm, kế đến Tài chính - Ngân hàng, Ngôn ngữ Trung Quốc và Công nghệ thực phẩm với 24,5 điểm. Các ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ dệt may, Công nghệ sinh học… có mức điểm chuẩn là 20.
Ở phương thức xét tuyển từ điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM, điểm chuẩn từ 600-750. Trong đó, các ngành Marketing, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 750 điểm.
Riêng phương thức xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh riêng, điểm chuẩn tất cả các ngành đều là 24.
Dưới đây là điểm chuẩn học bạ Đại học Công thương HUIT năm 2024, điểm chuẩn ĐGNL ĐHQG-HCM, xét tuyển thẳng theo đề án riêng:
Mức học phí Đại học Công thương TP. HCM năm học 2024-2025 thế nào?
Căn cứ tại Thông báo 1455/QĐ-DCT năm 2024 tại đây, trường Đại học Công thương TP. HCM công bố mức học phí năm học 2024-2025 như sau:
Phương thức xét tuyển đại học năm 2024 là những phương thức nào?
Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH 2024 nêu rõ danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:
TT | Mã | Tên phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định |
1 | 100 | Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT |
2 | 200 | Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) |
3 | 301 | Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT (Điều 8) |
4 | 302 | Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác |
5 | 303 | Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT |
6 | 401 | Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển |
7 | 402 | Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển |
8 | 403 | Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển |
9 | 404 | Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển |
10 | 405 | Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
11 | 406 | Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
12 | 407 | Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển |
13 | 408 | Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển |
14 | 409 | Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
15 | 410 | Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
16 | 411 | Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài |
17 | 412 | Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển |
18 | 413 | Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển |
19 | 414 | Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển |
20 | 500 | Sử dụng phương thức khác |
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?