Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập theo Thông tư 28 sắp xếp theo 6 vùng kinh tế nào?
Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập theo Thông tư 28 sắp xếp theo 6 vùng kinh tế nào?
>> ĐÃ CÓ Quyết định 759/QĐ-TTg phương án sáp nhập 52 tỉnh thành 23 tỉnh
>> Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập
Tại khoản 2 Điều 9, Điều 10 Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tại đây đề xuất quy định hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, xã thì hồ sơ đề án sáp nhập 63 tỉnh thành Việt Nam hay sáp nhập xã sẽ gồm có 02 bản đồ, gồm:
Sáp nhập tỉnh:
+ 01 bản đồ về hiện trạng địa giới các ĐVHC cấp tỉnh có liên quan;
+ 01 bản đồ về phương án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh.
Sáp nhập xã:
+ 01 bản đồ về hiện trạng địa giới của tất cả các ĐVHC cấp xã có liên quan;
+ 01 bản đồ về phương án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã.
Bên cạnh đó, căn cứ theo tiết 5 tiểu mục II.I.II Mục II.I Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 80:2024/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 28/05/2025, thay thế Thông tư 47/2014/TT-BTNMT nêu rõ:
NỘI DUNG BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
...
5. Thể hiện các yếu tố khác
...
5.3 Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phải thể hiện đầy đủ tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm số liệu công bố mới nhất về diện tích, dân số, mật độ dân số của Tổng cục Thống kê; trong đó diện tích có đơn vị là km2, dân số có đơn vị là nghìn người, mật độ dân số có đơn vị là người/km2. Nguyên tắc sắp xếp tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong bảng như sau:
a) Theo 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
b) Trong mỗi vùng kinh tế - xã hội, tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự: tên thủ đô, tên thành phố trực thuộc Trung ương, tên tỉnh theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt.
Như vậy, bản đồ Việt Nam sau sáp nhập theo Thông tư 28/2024/TT-BTNMT phải bao gồm Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tại Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo nguyên tắc sắp xếp sau:
+ Theo 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
+ Trong mỗi vùng kinh tế - xã hội, tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự: tên thủ đô, tên thành phố trực thuộc Trung ương, tên tỉnh theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt.
Như vậy, danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tại Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sắp xếp theo 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập theo Thông tư 28 sắp xếp theo 6 vùng kinh tế nào? (Hình từ Internet)
Lộ trình sáp nhập tỉnh 2025 theo Công văn 43?
Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 (Công văn 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch sáp nhập tỉnh, xã năm 2025.
Cụ thể, lộ trình sáp nhập tỉnh 2025 mới nhất được Ban Chỉ đạo Trung ương nêu rõ như sau:
- Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện các nội dung sau đây báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 25/3/2025; tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án, Tờ trình và gửi tài liệu, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01/4/2025
- Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở...),
(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (hoàn thành trước ngày 15/4/2025).
(iii) Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra (hoàn thành trước ngày 30/4/2025).
(iv) Báo cáo thực hiện nhiệm vụ rà soát và phương án sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan để thực hiện chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...
(v) Tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp các cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,... phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
(vi) sắp xếp tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước; tổ chức đảng của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành liên quan,
(vii) Tham mưu Ban Bí thư ban hành quy định về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ đại diện chủ sở hữu vốn với cấp ủy, tổ chức đảng của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp (hoàn thành trong tháng 8/2025).
- Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:
(i) Việc thực hiện các quy trình và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(ii) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) (hoàn thành trước ngày 30/6/2025).
(iii) Thông qua các luật, nghị quyết có liên quan để triển khai chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp...
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Dân số TP Hồ Chí Minh tăng 142% so với hiện tại sau sáp nhập tỉnh? Mục tiêu và tầm nhìn phát triển TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 31?
- Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng diễn ra khi nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng có cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không?
- 12 cung hoàng đạo ngày 16 4 2025 tử vi? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 16 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 16 4 2025?
- Công nghiệp điện ảnh quy định ra sao? Chính sách nhà nước về phát triển công nghiệp điện ảnh? 11 nội dung nghiêm cấm?