Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak? Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần?

Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak? Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần?

Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết?

Dưới đây là danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 như sau:

* Ngày 29 Tháng 4 Đến 3 Tháng 5 năm 2025 (Mùng 2-6 tháng 4 Ất Tỵ)

Tôn trí Xá-lợi PHẬT TỪ VIỆN BẢO TÀNG QUỐC GIA ẤN ĐỘ VÀ XÁ-LỢI TRÁI TIM BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

29/04/2025

Lễ tiếp nhận và cung rước Xá-lợi trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức (1897–1963) từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Việt Nam Quốc Tự, Q.10

01/05/2025

Đoàn GHPGVN làm lễ tiếp nhận và cung rước Xá-lợi Phật diễn ra tại Viện bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, New Delhi

02/05/2025

Cung rước Xá-lợi Phật từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến Chánh điện Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh

Lễ tôn trí xá-lợi Phật tại chùa Thanh Tâm, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh

Phiên họp trù bị lần thứ 3 của Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ

06:00 03/05/2025

Lễ khai mở chiêm bái Xá-lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

06:00 03/05/2025

Lễ khai mở chiêm bái Xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự, Quận 10

* Ngày 3-5 Tháng 5 năm 2025 (Mùng 6-8 tháng 4 Ất Tỵ)

VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2025

Địa điểm: TẠI CÔNG VIÊN LÁNG LE, HUYỆN BÌNH CHÁNH

19:00, 03/05/2025

Cải lương “Cuộc đời đức Phật”

19:00, 04/05/2025

Chương trình văn nghệ “Vesak rạng ngời”

19:00, 05/05/2025

Chương trình văn nghệ quốc tế “Vesak thiêng liêng”

* Ngày 05 tháng 5 năm 2025 (Mùng 8 tháng 4 Ất Tỵ)

TIẾP ĐÓN ĐẠI BIỂU, TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO, TIỆC CHIÊU ĐÃI ĐẠI BIỂU VIP

10:00– 13:00

Lễ Khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Phật giáo

16:00–17:00

Đức Pháp chủ GHPGVN tiếp đoàn Lãnh đạo Phật giáo thế giới tại Việt Nam Quốc Tự, đường 3/2 TPHCM

17:30 – 18:30

Di chuyển đến Hội trường Thống Nhất để dự Tiệc chiêu đãi

18:30 – 20:30

Tiệc chiêu đãi trưởng các phái đoàn quốc tế và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hội trường Thống Nhất

Phát biểu chào mừng của lãnh đạo GHPGVN và đại diện chính quyền

Biểu diễn văn hóa nghệ thuật

20:30 – 21:00

Di chuyển về khách sạn

* Ngày 06 tháng 5 năm 2025 (Mùng 9 tháng 4 Ất Tỵ)

Chương trình: LỄ KHAI MẠC

Địa điểm: Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

06:30 – 07:30

Di chuyển từ khách sạn đến HVPGVN tại TP.HCM

07:30 – 07:45

Vào Hội trường

07:55 – 08:00

Đón tiếp khách quý vào Hội trường

08:00 – 08:15

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

08:15 – 08:20

Đảnh lễ Tam bảo, niệm Phật cầu hòa bình thế giới

08:20 – 08:30

Tuyên bố lý do và giới thiệu khách quý

08:30 – 08:40

Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng

08:40 – 08:50

Phát biểu chào mừng của Phó Pháp chủ - Chủ tịch GHPGVN; Chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2025, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

08:50 – 09:00

Phát biểu khai mạc của Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit

09:00 – 09:10

Phát biểu của đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

09:10 – 09:30

Phát biểu của Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake

09:30 - 09:40

Thông điệp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi do ông Kiren Rijiju, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Nghị viện, Chính phủ Ấn Độ, tuyên đọc


09:40 – 10:40


Thông điệp chúc mừng của Lãnh đạo Phật giáo quốc tế gồm Trung Quốc, Campuchia, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào...

10:40 – 10:45

Thông điệp video về Vesak 2025 của Tổng Thư ký LHQ António Guterres

10:45 – 10:50

Thông điệp của Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay

10:50– 11:00

Phát biểu của Ngài Zuraev Igor Ivanovich, Phó Thủ tướng Cộng hòa Buryatia; Người đứng đầu Chính quyền Buryatia đại diện của Tổng thống Vladimir Putin, Liên Bang Nga

11:00 – 11:10

Phát biểu của Ngài Chay Borin, Bộ trưởng nghi lễ và tôn giáo Campuchia

11:20 – 11:50

Chụp ảnh lưu niệm tập thể

11:50 – 12:50

Ăn trưa

13:00 – 13:15

Các truyền thống Phật giáo tụng kinh cầu nguyện hòa bình thế giới

13:15 – 14:30

Thông điệp của Lãnh đạo Phật giáo và Đại diện các chính phủ

14:30 – 14:55

Phát biểu của Trưởng lão Hòa thượng Tiến sĩ Bodhi, Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ

14:55 – 15:10

Phát biểu của Đại sứ Phạm Sanh Châu

15:10 – 16:30

Phiên thảo luận toàn thể về chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ 2025:

- Điều phối: HT. TS. T. Dhammaratana , Pháp

- Các diễn giả:

(1) HT.GS.TS. Phra Brahmawatcharatheeracharn, Hiệu trưởng, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), Thái Lan

(2) TT.TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

(3) GS.TS. Karam Tej Singh Sarao, nguyên Trưởng khoa Nghiên cứu Phật học, Đại học Delhi, Ấn Độ

(4) TS. Tạ Minh Hoa, Hiệu trưởng, Đại học Phương Tây, Hoa Kỳ.

(5) Ông Carlo Luyckx, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Châu (European Buddhist Union)

(6) TS. Sanath Mahawithanage, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành chánh niệm, Đại học Sri Jayewardenepura, Sri Lanka.

16:30 –17:00

Thảo luận

17:15 – 18:00

Ăn tối

18:30 – 20:00

Lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới

* Ngày 07 tháng 5 năm 2025 (Mùng 10 tháng 4 Ất Tỵ)

HỘI THẢO QUỐC TẾ

Địa điểm: Hội trường chính, Tòa Học đường A và Tòa Học đường B.

06:30 – 07:40

Di chuyển từ khách sạn đến Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

07:45 – 08:00

Vào Hội trường

08:00 – 08:10

Các truyền thống Phật giáo tụng kinh cầu hòa bình thế giới

08:10 – 08:25

Phát biểu của khách mời

08:25 – 09:25

Tuyên đọc các thông điệp của các lãnh đạo Phật giáo

09:40 – 11:40

Phiên 1: Hội thảo chuyên đề (tiếng Anh)

(1) Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới: Tòa học đường B (tầng trệt)

(2) Chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải: Tòa học đường B (tầng 1)

(3) Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người: Tòa học đường B (tầng 2)

(4) Chánh niệm trong giáo dục vì một tương lai từ bi và bền vững: Tòa học đường B (tầng 3)

(5) Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu: Tòa học đường B (tầng 4)

Phiên 1: Hội thảo chuyên đề (tiếng Việt)

(1) Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới: Hội trường chính

(2) Chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải: Tòa học đường A (tầng trệt)

(3) Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người: Tòa học đường A (tầng 1)

(4) Chánh niệm trong giáo dục vì một tương lai từ bi và bền vững: Tòa học đường A (tầng 2)

(5) Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu: Tòa học đường A (tầng 3)

11:30 – 12:45

Ăn trưa

13:00 – 14:50

Phiên 2: Hội thảo chuyên đề (đại biểu nói tiếng Anh)

Phiên 2: Hội thảo chuyên đề (đại biểu nói tiếng Việt)

15:00 – 16:00

Phiên 3: Hội thảo chuyên đề (đại biểu nói tiếng Anh)

Phiên 3: Hội thảo chuyên đề (đại biểu nói tiếng Việt)

17:00 – 18:00

Ăn tối

18:00 – 19:00

Di chuyển tới Trung tâm hội nghị sự kiện Thisky Hall (10 Mai Chí Thọ, TP. Thủ Đức)

19:30 – 22:00

“Chương trình giao lưu nghệ thuật Phật giáo quốc tế” tại Thisky Hall (dành cho đại biểu)

* Ngày 08 tháng 5 năm 2025 (ngày 11 tháng 4 Ất Tỵ)

LỄ BẾ MẠC

Địa điểm: Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

06:30 – 07:40


Di chuyển đến HVPGVN tại TP.HCM

07:45 – 08:00


Đến Hội trường

08:00 – 08:30

Biểu diễn nghệ thuật Phật giáo

08:30 – 10:00

LỄ BẾ MẠC

(1) Niệm Phật cầu hòa bình thế giới

(2) Tuyên bố lý do và giới thiệu khách quý

(3) Phát biểu Bế mạc của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN

(4) Phát biểu của Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ

(5) Phát biểu của Đại diện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(6) Báo cáo tổng kết Đại lễ Vesak LHQ 2025 của Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN

7) Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh về Vesak 2025

- Đọc tiếng Việt: Thượng tọa TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN

- Đọc tiếng Anh: Hòa thượng TS. T. Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV

(8) Lời cảm tạ của Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN

10:00 - 11:00

Ăn trưa

12:00 – 14:30

Đại biểu quốc tế di chuyển đến Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen - Quần thể Văn hóa Phật giáo Sunworld, Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh

14:30 – 15:30

Lễ tôn trí Xá-lợi Phật Thích-ca Mâu-ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ & Trồng 108 cây Bồ đề

15:30 – 17:00

Tham quan Quần thể Văn hóa Phật giáo Sunworld, Núi Bà Đen

17:00 – 18:00

Ăn tối

18:00 – 19:00

LỄ CẦU NGUYỆN HÒA BÌNH THẾ GIỚI

(1)Tuyên bố lý do, giới thiệu khách quý

(2)Phát biểu Khai mạc của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN

(3)Phát biểu của Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ

(4)Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

(5)Hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới

19:00 – 21:30

Di chuyển về khách sạn tại TP. HCM



* Ngày 09 tháng 5 năm 2025 (ngày 12 tháng 4 Ất Tỵ)

TIỄN CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU VỀ NƯỚC

Trọn ngày

Các đại biểu ra phi trường về nước

Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 như trên.

Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak? Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần?

Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak? Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần? (Hình từ Internet)

Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak?

Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần:

Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc là một trong những sự kiện văn hóa quốc tế quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị nhân văn và hòa bình toàn cầu. Sự kiện này được tổ chức hằng năm tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) và tại các văn phòng khu vực của Liên Hiệp Quốc.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 20 năm nay được tổ chức tại TPHCM, mang chủ đề chính: "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững". Sự kiện quan trọng này quy tụ các đoàn đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng nhau lan tỏa thông điệp hòa bình, nhân văn và phát triển bền vững từ trí tuệ Phật giáo đến toàn thế giới.

Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak:

Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak tham khảo như sau:

- Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới, ngày 15/12/1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản là một lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc (Vesak), là ngày Đại lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Thích ca đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn (hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp).

Từ năm 2000 trở đi, những hoạt động kỷ niệm lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới và được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch.

- Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) không những là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, mà đã trở thành ngày lễ hội văn hóa tôn giáo của toàn cầu, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa; là cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới; đặc biệt quan trọng hơn là khẳng định được vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hiệp quốc, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Phật đản?

Căn cứ Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
...

Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Phật đản cần lưu ý tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng nêu trên.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản? Ngày Lễ Phật Đản năm 2025 rơi vào ngày mấy tháng mấy?
Pháp luật
Đại lễ Phật Đản: Ngày giờ diễn ra chương trình văn nghệ? Chương trình văn nghệ kính mừng lễ Phật đản diễn ra tại đâu?
Pháp luật
Tổng hợp văn khấn thắp hương Lễ Phật Đản 2025 tại chùa, tại nhà? Văn khấn cúng Lễ Phật Đản 2025? Bài cúng Lễ Phật Đản 2025?
Pháp luật
Việt Nam Quốc Tự ở đâu? Đại lễ Vesak tại Việt Nam Quốc Tự vào thời gian nào? Lịch trình Vesak ra sao?
Pháp luật
Xá lợi Phật là gì? Xá lợi Phật Thích Ca là gì? Xá lợi là gì? Nguyên nhân hình thành xá lợi Phật? Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Lộ trình diễu hành Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức ra sao? Lễ Phật Đản Vesak diễn ra vào ngày mấy?
Pháp luật
Tổng thống Sri Lanka thăm cấp nhà nước dự Đại lễ Phật đản Vesak tại Việt Nam? Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra bao lâu?
Pháp luật
Danh sách chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chi tiết? Ý nghĩa Lễ Phật đản Vesak? Đại lễ Vesak bao lâu tổ chức một lần?
Pháp luật
Chi tiết chương trình Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 Ngày 12 5 Rằm tháng 4 Ất Tỵ theo Thông bạch 41 thế nào?
Pháp luật
04 cách tắm Phật trong lễ Phật Đản? Phật tử nên làm gì chuẩn bị cho lễ Phật Đản? Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phật Đản
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
15 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phật Đản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào