Danh sách bí thư xã, phường mới sau sáp nhập 2025 tại Hà Nội được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
Danh sách bí thư xã, phường mới sau sáp nhập 2025 tại Hà Nội được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên đúng không?
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Hướng dẫn 09-HD/TU năm 2025 Tải về về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Tại tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn 09-HD/TU năm 2025 có nêu về việc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới được xem xét trên cơ sở tổng thể thực trạng đội ngũ cán bộ toàn thành phố, gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và đại hội Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Cụ thể, Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương (đẩy mạnh ở các chức danh khác).
Thành phố cũng sẽ điều động cán bộ giữa các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để đảm bảo tính liên thông, đồng bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toàn thành phố.
Đồng thời, tại tiểu mục 4 Mục IV có hướng dẫn về việc bố trí làm bí thư cấp ủy như sau:
(1) Đối với nguồn cán bộ ở quận, huyện, thị xã hiện nay
Cán bộ được giới thiệu vào các chức danh phải cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, đang giữ chức vụ hoặc được quy hoạch chức danh tương đương. cụ thể đối với việc bố trí làm bí thư cấp ủy theo thứ tự ưu tiên như sau:
(i) Các đồng chí Thành ủy viên; các đồng chí bí thư cấp ủy cấp huyện.
(ii) Các đồng chí phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương.
(iii) Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
(iv) Các đồng chí phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
(v) Các đồng chí cấp ủy viên cấp huyện; trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện; bí thư cấp ủy cấp xã. Những đồng chí này phải có thành tích tiêu biểu, có năng lực nổi trội, có sản phẩm chất lượng, hiệu quả; trong đó ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
(2) Đối với nguồn cán bộ ở sở, ban, ngành Thành phố
Ngoài nguồn cán bộ ở quận, huyện thị xã hiện nay, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ xem xét, luân chuyển, điều động tăng cường cán bộ cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đang công tác tại các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị Thành phố về cơ sở, dựa trên bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022 và Quyết định 5931-QĐ/TU năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trong đó bố trí làm bí thư cấp ủy, lựa chọn theo thứ tự ưu tiên:
(i) Cấp trường sở, ban, ngành Thành phố và tương đương; cán bộ trong quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.
(ii) Cấp phó sở, ban, ngành Thành phố và tương đương có năng lực nổi trội, có triển vọng phát triển, trong quy hoạch cấp trưởng, sở, ban, ngành Thành phố và tương đương.
* Lựa chọn một số đồng chí có năng lực, phẩm chất, đạo đức, uy tín, tiêu biểu, có tư duy đổi mới, đột phá, sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để bố trí về các đơn vị hành chính (xã mới) trọng điểm.
Theo đó, danh sách bí thư xã, phường mới sau sáp nhập xã 2025 tại Hà Nội được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như trên.
Danh sách bí thư xã, phường mới sau sáp nhập 2025 tại Hà Nội được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn lựa chọn bố trí cán bộ xã, phường mới tại Hà Nội
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục IV Hướng 09-HD/TU năm 2025 hướng dẫn về tiêu chuẩn lựa chọn bố trí cán bộ xã, phương mới như sau:
- Tiêu chuẩn cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy xã, phường (mới) cơ bản áp dụng như đối với tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên cơ sở.
- Tiêu chuẩn của các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý xã, phường (mới) cơ bản áp dụng như đối với tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay.
- Tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã, phường (mới) áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.
Nguyên tắc sắp xếp bố trí cán bộ xã, phường mới tại Hà Nội
Căn cứ tại Mục III Hướng dẫn 09-HD/TU năm 2025, có nêu nguyên tắc sắp xếp bố trí cán bộ xã, phương mới tại thành phố Hà Nội như sau:
(1) Tổ chức sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ xã, phường mới đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, chuyên nghiệp, ngang tầm nhiệm vụ; năng lực quản trị hiện đại, tinh thần phục vụ cao; có khả năng vận hành hiệu quả mô hình chính quyền hai cấp; đáp ứng yêu cầu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.
(2) Phương án nhân sự cấp ủy cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện và cán bộ được quy hoạch cấp ủy viên cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp ủy viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
(3) Việc sắp xếp, bố trí cán bộ tại các xã, phường mới được xem xét trên cơ sở tổng thể thực trạng đội ngũ cán bộ toàn Thành phố, gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và đại hội MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường (mới) và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương (đẩy mạnh ở các chức danh khác);
Điều động cán bộ giữa các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để đảm bảo tính liên thông, đồng bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toàn Thành phố; đồng thời tăng cường luân chuyển, điều động cán bộ từ Thành phố về cơ sở và ngược lại (chủ động sắp xếp đội ngũ cán bộ các sở, ban, ngành Thành phố theo Nghị định của Chính phủ¹), nhất là các đồng chí Thành ủy viên, quy hoạch Thành ủy viên tại các địa bàn trọng điểm. Gắn việc bố trí, sắp xếp cán bộ với việc rà soát, đánh giá toàn diện để sàng lọc, lựa chọn, nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo nguồn quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ, “đưa đúng người vào đúng việc”; tránh khuynh hướng dàn trải, hình thức, nể nang, cục bộ địa phương, “lợi ích nhóm” trong đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ.
(4) Người đứng đầu cấp ủy cùng ban thường vụ các quận, huyện, thị ủy chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Thường vụ Thành ủy về chất lượng công tác chuẩn bị, dự kiến, đề xuất phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở xã, phường mới. Bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về cải cách tổ chức, bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó quan tâm rà soát, đề nghị bố trí cán bộ, công chức, viên chức có tư duy, nhận thức, trình độ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Chủ động báo cáo, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy cho chủ trương hoặc điều động bổ sung cán bộ của Thành phố nếu không có nguồn nhân sự tại chỗ; hoặc đề xuất điều động cán bộ của địa phương mình đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất đạo đức, có năng lực, kinh nghiệm công tác tốt để bổ sung cho các địa phương, cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu.
(5) Giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ của cấp huyện và cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản đúng quy định theo đề án vị trí việc làm.
Ngoài ra, việc bố trí cán bộ phải bảo đảm số lượng, cơ cấu hợp lý, cân đối, đồng đều về trình độ, lĩnh vực chuyên môn của cán bộ giữa các xã, phường (mới). Trước mắt dự kiến bố trí đối với các vị trí cấp trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc xã, phường (mới) và 01 cấp phó; đồng thời rà soát, chuẩn bị nguồn cán bộ cấp phó (theo thứ tự ưu tiên); sau khi Trung ương có quy định chính thức thì các xã, phường (mới) căn cứ số lượng cấp phó được giao để quyết định theo phân cấp.
(6) Không để xảy ra tình trạng trống khuyết, gián đoạn trong lãnh đạo, quản lý địa phương, đồng thời nắm bắt sát tình hình, tâm lý cán bộ, làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có siết tiêu chuẩn khí thải ô tô từ 2026 trên toàn quốc theo Dự thảo tiêu chuẩn khí thải xe ô tô không? 5 mức tiêu chuẩn khí thải?
- Ngày 13 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 13 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 13 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 66?
- Tàu nghiên cứu khoa học là gì? Tàu nghiên cứu khoa học làm nhiệm vụ gì? Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải ra sao?
- Mã quản lý thiết bị là gì? Việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như thế nào theo Nghị định 23?