Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao?
Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao?
Sáng ngày 3/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Cụ thể:
Trên cơ sở tổng hợp đề án của các địa phương, cho thấy, về số lượng đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị (tương đương 66,91%). Trong đó, địa phương tỉ lệ giảm cao nhất là 76,05%, địa phương có tỉ lệ giảm thấp nhất là 60%.
Về tổ chức đảng ở địa phương, dự kiến cấp tỉnh giảm 29 đảng bộ tỉnh, thành phố (từ 63 xuống còn 34 đảng bộ tỉnh, thành phố); giảm hơn 260 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh. Kết thúc hoạt động của 694 đảng bộ huyện và hơn 4.160 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp huyện. Thành lập mới hơn 3.320 đảng bộ xã (2.595 xã, 713 phường, đặc khu), lập tối đa 10.660 cơ quan, đơn vị trực thuộc đảng ủy cấp xã.
Về số lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp xã (bao gồm khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền), dự kiến sau sắp xếp: cấp tỉnh sẽ giảm hơn 18.440 biên chế cán bộ, công chức so với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2022. Cấp xã (xã, phường, đặc khu) sẽ giảm hơn 110.780 biên chế cán bộ, công chức so với tổng số biên chế cấp huyện và cấp xã giao năm 2022 do sắp xếp vị trí việc làm, tinh giản biên chế, nghỉ chế độ theo quy định. Kết thúc hoạt động của khoảng 120.500 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước.
Như vậy, số lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp xã (bao gồm khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền), dự kiến sau sắp xếp là 129.220, cụ thể như sau:
- Cấp tỉnh sẽ giảm hơn 18.440 biên chế cán bộ, công chức so với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2022.
- Cấp xã (xã, phường, đặc khu) sẽ giảm hơn 110.780 biên chế cán bộ, công chức so với tổng số biên chế cấp huyện và cấp xã giao năm 2022 do sắp xếp vị trí việc làm, tinh giản biên chế, nghỉ chế độ theo quy định.
Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự và thủ tục xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn theo các nguyên tắc sắp xếp và định hướng về tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 và Điều 5 của Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
- Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gồm có:
+ Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
+ Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
+ 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tổng hợp và gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
- Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do địa phương chuẩn bị và tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trường hợp đơn vị hành chính cấp tỉnh có định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, xây dựng đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
- Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 5 năm 2025.
Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra làm cơ sở trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 30 tháng 6 năm 2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Trường hợp nào không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định:
Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính
Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Theo đó, trường hợp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?
- Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2? Cách tính điểm trung bình môn học sinh cấp 2?