Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất năm 2022?
Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất năm 2022?
Căn cứ vào Điều 38 Luật Hóa chất 2007 quy định như sau:
“Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm của hóa chất, quy mô sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục quy định tại khoản 1 Điều này trình Chính phủ ban hành.”
Hiện nay, danh mục hóa chất nguy hiểm hải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại Phục lục IV ban hành kèm theo Nghị định 113/2017-NĐ-CP như sau:
Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất năm 2022?
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất phải có những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Hóa chất 2007 quy định như sau:
“Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
2. Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
3. Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
4. Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
5. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải có đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên.
Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Hóa chất 2007 quy định như sau:
“Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 39 của Luật này để phối hợp ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất; trường hợp cơ sở hoạt động hóa chất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì còn phải cung cấp nội dung nêu trên cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
2. Khi xảy ra sự cố hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải áp dụng kịp thời Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và kịp thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố.
3. Khi xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, trách nhiệm phối hợp ứng phó được quy định như sau:
a) Cơ sở hoạt động hóa chất phải kịp thời thực hiện các biện pháp ứng phó quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự cố hóa chất có trách nhiệm kịp thời huy động lực lượng tại chỗ và áp dụng các biện pháp cần thiết khác, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để điều động lực lượng thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, tài sản và báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
d) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương có trách nhiệm kịp thời phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy sự cố để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
đ) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành sự huy động người, tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố phải thông báo ngay cho Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia và các cơ quan hữu quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm phối hợp với nhau để phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hồ sơ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học được quy định như thế nào?
Hóa chất nguy hiểm dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất nguy hiểm khác phải đảm bảo quy định ra sao?
Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải có các tài liệu, bảng, biển báo đảm bảo theo quy định như thế nào?
Nhà xưởng có chứa hóa chất nguy hiểm lắp đặt hình đồ ở khoảng cách bao nhiêu mét? Nhân viên làm việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm có cần huấn luyện an toàn kỹ thuật không?
Hóa chất nguy hiểm dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu khoa học có cần phải được lưu giữ trong kho chứa riêng biệt không?
Hóa chất nguy hiểm được phân loại như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất?
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất hoặc hóa chất nguy hiểm để sản xuất, kinh doanh thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào? Khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm cần phải đạt những yêu cầu nào theo quy định?
Nhà xưởng sản xuất hóa chất nguy hiểm có bắt buộc phải có các bảng và biển báo về hóa chất hay không?
Thiết bị vận chuyển hóa chất nguy hiểm có cần phải có hệ thống phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động hay không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?