Hóa chất nguy hiểm được phân loại như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất?
Hóa chất nguy hiểm được phân loại như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 quy định hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:
- Dễ nổ;
- Ôxy hóa mạnh;
- Ăn mòn mạnh;
- Dễ cháy;
- Độc cấp tính;
- Độc mãn tính;
- Gây kích ứng với con người;
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
- Gây biến đổi gen;
- Độc đối với sinh sản;
- Tích luỹ sinh học;
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
- Độc hại đến môi trường.
Như vậy, thuốc nổ là loại hóa chất dễ nổ nên được xem là hóa chất nguy hiểm.
Phân loại hóa chất nguy hiểm
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất?
Căn cứ Điều 7 Luật Hóa chất 2007 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất như sau:
- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
- Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
- Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.
Cách để phân loại, ghi nhãn hóa chất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BTC quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
- Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn chung và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
- Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
+ Tên hóa chất;
+ Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
+ Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
+ Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
+ Định lượng;
+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;
+ Ngày sản xuất;
+ Hạn sử dụng (nếu có);
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
+ Xuất xứ hóa chất;
+ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
- Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
- Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Bên cạnh đó tại Điều 29 Luật Hóa chất 2007 quy định phiếu an toàn hóa chất như sau:
- Hoá chất nguy hiểm bao gồm chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định. Hoá chất nguy hiểm phải được lập phiếu an toàn hóa chất.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất.
- Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây:
+ Nhận dạng hóa chất;
+ Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
+ Thông tin về thành phần các chất;
+ Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
+ Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
+ Thông tin về độc tính;
+ Thông tin về sinh thái;
+ Biện pháp sơ cứu về y tế;
+ Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
+ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
+ Yêu cầu về cất giữ;
+ Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
+ Yêu cầu trong việc thải bỏ;
+ Yêu cầu trong vận chuyển;
+ Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
+ Các thông tin cần thiết khác.
- Chính phủ quy định hàm lượng chất nguy hiểm trong hỗn hợp chất phải lập phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.
Do đó việc phân loại, ghi nhãn và phiếu hóa chất nhằm mục đích đảm bảo thành phần hàm lượng hóa chất có trong hóa chất. Ngoài ra, nhằm cảnh báo cho người dùng mức độ nguy hiểm của từng loại hóa chất. Các phương thức bảo quản, cất giữ, vận chuyển hạn chế được các rủi ro…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?