Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nào trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2024?
Các vị trí công tác thuộc lĩnh vực y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-BYT quy định danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi gồm:
(1) Y tế dự phòng
+ Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, cấp IV;
+ Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm;
+ Số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
+ Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá;
+ Giấy phép hoạt động đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp.
(2) Khám bệnh, chữa bệnh
+ Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
+ Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
+ Danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền
+ Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
+ Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm cho các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật;
+ Chứng chỉ hành nghề dược;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP) đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; thực hành tốt phòng kiểm nghiệm (GLP) thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt bảo quản (GSP) thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (GCP);
+ Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Số phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm;
+ Giấy xác nhận quảng cáo mỹ phẩm;
+ Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP) theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.
+ Giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền
(4) An toàn thực phẩm, dinh dưỡng
+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định;
+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
+ Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định của pháp luật.
(5) Thiết bị y tế
+ Số lưu hành thiết bị y tế;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thiết bị y tế;
+ Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị y tế trong phạm vi được phân công quản lý;
+ Số tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán thiết bị y tế.
(6) Bảo hiểm y tế:
+ Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược, hoá dược, sinh phẩm và chất đánh dấu; danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, dược liệu; vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế;
+ Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh không thuộc khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
(7) Khoa học công nghệ:
+ Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
+ Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Như vậy, Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế và thuộc phạm vi quản lý trong vực y tế tại địa phương nêu trên sẽ phải thực hiện định kỳ chuyển đổi.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nào trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2024?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BYT quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác và chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng vị trí công tác. Thời điểm chuyển đổi vị trí công tác được tính từ ngày có quyết định hoặc văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đó. Đối với các quyết định và văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đà ban hành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được xét để tính thời gian đảm nhận vị trí công tác đó.
2. Đối với đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của đơn vị đô thị đơn vị báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng vị trí công tác.
Thời điểm chuyển đổi vị trí công tác được tính từ ngày có quyết định hoặc văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đó.
Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
Như vậy, việc chuyển đổi vị trí công tác của các công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế là các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực y tế tại địa phương nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Thông tư 01/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?