Có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực y tế khi không bảo đảm được tính độc lập, khách quan hay không? Giám định tư pháp là gì?
Giám định tư pháp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012.
Có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực y tế khi không bảo đảm được tính độc lập, khách quan hay không? (Hình từ Internet)
Không bảo đảm được tính độc lập, khách quan thì có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực y tế hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định như sau:
Từ chối thực hiện giám định
1. Bộ Y tế, Sở Y tế và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 của Luật Giám định tư pháp hoặc nội dung trưng cầu giám định, yêu cầu giám định không thuộc lĩnh vực y tế quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, cơ quan được trưng cầu giám định, yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có nêu rõ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
...
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, Bộ Y tế, Sở Y tế và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, cơ quan được trưng cầu giám định, yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn.
Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2025/TT-BYT, quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được hướng dẫn như sau:
- Giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
- Thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
- Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc.
- Bàn giao kết luận giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).
- Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc.
Đồng thời, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc phối hợp với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định để giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có); bảo đảm điều kiện bảo quản mẫu vật đúng yêu cầu điều kiện bảo quản ghi trên nhãn (nếu có).
Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp và phải lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BYT.
Thông tư 03/2025/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường cao tốc là gì? Đường cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp? Các quy định chung về đường cao tốc?
- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?