Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá rừng? Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá rừng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc và thẩm quyền ban hành khung giá rừng
1. Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.
3. Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
Như vậy theo quy định trên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành khung giá rừng.
Bên cạnh đó, khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá rừng? Cách xác định khung giá rừng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự định giá rừng trồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự định giá rừng trồng như sau:
Bước 1: Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình, kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
Bước 2: Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
Bước 3: Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
Bước 4: Xác định mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Bước 5: Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
Bước 6: Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và phân tích theo trình tự định giá.
Như vậy, việc định giá rừng được thực hiện theo trình tự 6 bước như trên.
Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định cách xác định khung giá rừng như sau:
- Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
+ Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;
+ Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên (hoặc theo thị trường trong trường hợp cụ thể). Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
+ Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
+ Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.
Thoe đó, khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc định giá rừng, khung giá rừng là gì?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc định giá rừng, khung giá rừng như sau:
- Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư này và ban hành khung giá rừng tại địa phương.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến định giá rừng, ban hành khung giá rừng thuộc thẩm quyền.
- Báo cáo tình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?