Có phải việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự luôn phải có sự đồng ý của người đại diện không?
- Có phải việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự luôn phải có sự đồng ý của người đại diện không?
- Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không bị vô hiệu trong trường hợp nào?
- Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do ai chỉ định?
Có phải việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự luôn phải có sự đồng ý của người đại diện không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Có phải việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự luôn phải có sự đồng ý của người đại diện không? (Hình từ Internet)
Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện như sau :
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
- Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do ai chỉ định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 4 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án chỉ định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?
- Con số may mắn hôm nay 3 5 2025? 1 con số may mắn hôm nay 3 5 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?
- Lịch sơ duyệt tổng duyệt diễu binh 2 9 Hà Nội kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh trong Đề án diễu binh 2 9 dự kiến diễn ra trong thời gian nào?
- Thời gian xét tốt nghiệp THCS năm 2025 tại TPHCM theo hướng dẫn mới nhất tại Công văn 2039 như thế nào?
- Việt Nam Quốc Tự gửi xe ở đâu? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức thì gửi xe ở đâu?