Việt Nam Quốc Tự gửi xe ở đâu? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức thì gửi xe ở đâu?
Gợi ý chổ gửi xe khi đến chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự?
Lần đầu tiên trong lịch sử, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được tôn trí song song với xá lợi Phật từ Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ (National Museumof India) để cộng đồng Việt Nam có dịp chiêm bái nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM từ ngày 6 5 - 8 5 2025.
Sau Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được tôn trí tại Bảo tháp Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP HCM.
Theo đó, gợi ý ba khu vực giữ xe xung quanh khuôn viên Việt Nam Quốc Tự khi người dân đến chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức, như sau:
- Tăng ni, phật tử có thể gửi xe vào bãi xe ô tô và xe máy trên đường Lê Hồng Phong, kế bên cổng sau Việt Nam Quốc Tự.
- Bãi xe máy tại Nhà hát Hòa Bình, 240 đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10.
- Bãi xe ô tô tại Trung tâm lữ hành Kỳ Hòa, 238 đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Việt Nam Quốc Tự gửi xe ở đâu? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức thì gửi xe ở đâu? (Hình từ Internet)
Thời gian chi tiết chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức là khi nào? Nguyên tắc khi tổ chức hoạt động là gì?
Trước đó, thông tin từ Bn tổ chức cho biết việc cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức dự kiến diễn ra trong ngày 3 5 (nhằm mùng 6 tháng tư âm lịch), tuy nhiên đã có thông báo hoãn với lý do "nhân duyên chưa hội đủ" nên chưa thể diễn ra vào sáng ngày 3 5.
Thời gian cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự sẽ được thông báo khi có diễn biến mới.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thì cần bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Ai có thể tham gia lễ hội, thực hành lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, mỗi người đều có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Đồng thời, cần lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, cần lưu ý 5 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo kể trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ mở cửa Việt Nam Quốc Tự năm 2025 cụ thể, đầy đủ? Việt Nam Quốc Tự 2025 mở cửa lúc mấy giờ? Địa chỉ Việt Nam Quốc Tự?
- Từ 01/5/2025, mức hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ bán trú là bao nhiêu theo Nghị định 66 2025?
- Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Hậu Giang? Các trường THPT tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm gì trong công tác tuyển sinh vào lớp 10?
- Sau ngày 30 4 và 1 5, người lao động sẽ được nghỉ lễ nào tiếp theo? 08 ngày lễ lớn của Việt Nam?