Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?

Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?

Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?

Ngày 18/4/2025, Bộ Công Thương đã có Công điện 2755/CĐ-BCT năm 2025 về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trưởng.

Theo nội dung Công điện 2755/CĐ-BCT năm 2025 thì trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc về công tác phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật khác.

Tuy nhiên, gần đây lực lượng chức năng liên tiếp kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả tại một số địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là sản phẩm sữa, thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:

- Bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, thu hồi các loại thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hậu kiểm về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ. Xây dựng kế hoạch hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm, hậu kiểm việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (trên báo, đài và Internet); cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ. Chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan, tăng cường công tác lấy mẫu, để kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với các đoàn kiểm tra tại các địa bàn.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn, chất lượng cao cũng như các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Như vậy, có thể thấy, Bộ Công Thương đã yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?

Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755? (Hình từ Internet)

Quảng cáo sai sự thật bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức xử lý hình sự đối với tội quảng cáo gian dối như sau:

Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người nào quảng cáo sai sự thật, gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quảng cáo?

Theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:

(1) Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012.

(2) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

(3) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

(4) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

(5) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

(6) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

(7) Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

(8) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

(9) Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

(10) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

(11) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(12) Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(13) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

(14) Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

(15) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

(16) Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Quảng cáo sai sự thật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật theo yêu cầu của Bộ Công Thương tại Công điện 2755?
Pháp luật
Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không?
Pháp luật
Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật có bị ở tù không? Có bị cấm hành nghề theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Quảng cáo sai sự thật theo Điều 197 Bộ luật hình sự 2015 phạt tù bao nhiêu năm? Quảng cáo sai sự thật là gì?
Pháp luật
Hành vi quảng cáo hàng hóa sai sự thật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người quảng cáo hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Vụ kẹo rau củ Kera họp báo chưa được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội chấp thuận đúng không?
Pháp luật
KOC quảng cáo sai sự thật có bị cấm livestream theo quy định pháp luật không? Hình thức xử phạt dành cho KOC là gì?
Pháp luật
Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo sai sự thật
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào