Có những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt hành chính nào?
- Có những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nào đối với hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động tố tụng?
- Có những biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng nào?
- Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi cản trở hoạt động tố tụng?
Có những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nào đối với hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động tố tụng?
Căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3 . Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ vào Điều 7 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Buộc xin lỗi công khai;
d) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra;
d) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra;
e) Buộc thu hồi thông tin sai sự thật;
g) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;
h) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng gồm có phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Biện pháp khắc phục hậu quả sẽ gồm có buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng, buộc xin lỗi công khai, buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra, buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra, buộc thu hồi thông tin sai sự thật, buộc gỡ thu hồi thông tin sai sự thật và buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh.
Có những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt hành chính nào?
Có những biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng nào?
Căn cứ vào Điều 8 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng và nguyên tắc áp dụng
1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thì có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 119 của Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Áp giải người vi phạm;
c) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
d) Khám người;
đ) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng gồm có tạm giữ người, áp giải người vi phạm, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, khám người, khám phương tiện, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi cản trở hoạt động tố tụng?
Căn cứ vào Điều 4 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Như vậy, những trường hợp thuộc quy định nêu trên sẽ là đối tượng áp dụng của quy định về xử phạt hành chính hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?