Có những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết hiện nay? Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết là gì?

Cho hỏi những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết? Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết là gì? Câu hỏi của anh Nhân đến từ Nam Định.

Pháp luật quy định thế nào là tảo hôn?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo như những quy định trên thì tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi mà vợ chưa đủ 18 tuổi trở lên, chồng chưa đủ 20 tuổi trở lên.

Những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết? Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết là gì?

Có những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết hiện nay? Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết là gì?

Thế nào là hôn nhân cận huyết?

Căn cứ vào Mục 1 Chủ đề 6 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế quy định như sau:

Hôn nhân cận huyết: là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời, là những người cùng một gốc sinh ra, gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (bao gồm cả anh chị em trai, anh chị em gái).

Theo đó, hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Chủ đề 6 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã đưa ra những hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết như sau:

- Đối với bản thân và gia đình

+ Làm mất đi cơ hội về học tập và có việc làm tốt; cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em;

+ Ảnh hưởng xấu đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người nữ giới, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành;

+ Làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra;

+ Trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Sức khỏe người mẹ không đảm bảo khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh;

+ Kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ nhưng do sớm phải lo toan nên cuộc sống của các em gặp rất nhiều khó khăn, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo;

+ Do chưa hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ nên các cặp vợ chồng tảo hôn dễ bị khủng hoảng về tâm lý, thường xảy ra mâu thuẫn, tỷ lệ ly hôn cao…

- Đối với xã hội

+ Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, gây suy giảm giống nòi, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, có thể sinh ra những đứa trẻ bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời như: mù màu, bạch tạng, da vẩy cá, tan máu bẩm sinh...;

+ Tảo hôn, hôn nhân cận huyết đi ngược với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình;

+ Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe em gái, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong bà mẹ; là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, thất học...

Những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết?

Căn cứ vào Mục 3 Chủ đề 6 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã chỉ ra những biện pháp nhằm phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết nhứ sau:

- Chính quyền, đoàn thể

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

+ Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng nữ giới, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;

+ Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín, thầy cúng, thầy mo trong công tác tuyên truyền, vận động;

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Khen thưởng, biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác ngăn chặn, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết;

+ Thực hiện có hiệu quả các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hạn chế các luồng văn hóa ngoại lai độc hại xâm nhập vào địa bàn;

+ Đưa các quy định của pháp luật (về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em…) vào hương ước, quy ước thôn bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

- Đối với nhà trường

+ Xác định công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các thầy cô giáo phải là những người đi đầu, là tấm gương cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

+ Truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đoàn…;

+ Mời những người có uy tín (già làng, trưởng bản, người nổi tiếng…) nói chuyện với học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết đồng thời kêu gọi các em tích cực tham gia vào hoạt động này;

+ Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Dán pa nô, áp phích tuyên truyền tại những nơi học sinh thường xuyên qua lại: bảng tin, nhà đa năng, kí túc xá…;

+ Phát tài liệu truyền thông (tờ rơi, tờ tin, sổ tay hỏi đáp pháp luật…) về hôn nhân gia đình, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho học sinh và cha mẹ học sinh;

+ Thành lập câu lạc bộ về sức khỏe sinh sản vị thành niên để tạo môi trường cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa về nhiều chủ đề trong đó có chủ đề phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

+ Khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin với những người trợ giúp (thầy cô giáo, chuyên gia tư vấn, cán bộ dân số, cán bộ bảo vệ trẻ em, nhân viên tổng đài bảo vệ trẻ em…) nếu các em có nguy cơ trở thành đối tượng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

- Đối với vị thành niên

+ Nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết, từ đó có ý thức phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết để chung tay góp phần nhỏ bé vào việc loại bỏ hủ tục này;

+ Xác định nhiệm vụ chính của VTN là học tập để có kiến thức, có việc làm và có tương lai vững chắc; từ đó mới có điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh ra những đứa con khỏe mạnh, có trí tuệ và thể lực tốt trong tương lai;

+ Tham gia tích cực các hoạt động tập thể đặc biệt là các hoạt động phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở nhà trường và địa phương;

+ Tích cực tìm hiểu các thông tin về tảo hôn và hôn nhân cận huyết, học tập theo các tấm gương đã vượt qua hủ tục này ở dân tộc mình, địa phương mình;

+ Thiết lập và duy trì tình bạn tốt, nếu có tình yêu đôi lứa thì không coi quan hệ tình dục là thước đo tình cảm, luôn thực hiện các biện pháp tình dục an toàn. Bạn bè, người yêu phải là động lực để cùng nhau phấn đấu trong học tập và hướng tới tương lai tốt đẹp (xem Chủ đề 3 Tình bạn và tình yêu đôi lứa và Chủ đề Tình dục an toàn và đồng thuận).

+ Thực hiện tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết tới ông bà, cha mẹ, bạn bè cùng lứa để mọi người đều nâng cao kiến thức và trở thành tuyên truyền viên phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong gia đình, dòng họ, tại địa bàn sinh sống.

+ Kiên quyết nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết, tìm mọi cách để “thoát hiểm” nếu có nguy cơ bị trở thành nạn nhân của hủ tục này bằng các kỹ năng sống cần thiết (xem Chủ đề Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên).

Như vậy, chính quyền, đoàn thể, nhà trường và những cá nhân đang trong độ tuổi vị thành niên cần phải thực hiện những biện pháp được hướng dẫn như trên để phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Tảo hôn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tảo hôn
Hôn nhân cận huyết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hôn nhân cận huyết thống là gì? Người kết hôn cận huyết thống có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn chuyên môn về giảm thiểu tình trạng hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Pháp luật
Hành vi tổ chức tảo hôn có bị xử lý hay không? Hành vi tảo hôn, ép buộc kết hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Tổ chức đám cưới cho trẻ em (tảo hôn) sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi này ra sao?
Pháp luật
Hành vi tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn thế nào?
Pháp luật
Tảo hôn là gì? Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn?
Pháp luật
Kết hôn khi chưa đủ tuổi thì có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết hiện nay? Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tảo hôn
25,904 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tảo hôn Hôn nhân cận huyết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào