Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục gồm những gì?
Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 526/QĐ-BCT năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, thương hiệu theo quy định pháp luật; chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, thương hiệu, xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương.
2. Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM TRADE PROMOTION AGENCY.
Viết tắt: VIETRADE.
Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM TRADE PROMOTION AGENCY.
Viết tắt là: VIETRADE.
Cục Xúc tiến thương mại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? (Hình từ internet)
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Xúc tiến thương mại gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 526/QĐ-BCT năm 2025 có quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Kế hoạch và Tài chính;
c) Phòng Pháp chế và Quản lý xúc tiến thương mại;
d) Phòng Chính sách xúc tiến thương mại;
đ) Phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại;
e) Phòng Quan hệ quốc tế;
2. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
a) Trung tâm Hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư;
d) Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công Thương;
c) Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ;
d) Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc; Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành phố Hàng Châu, Trung Quốc và các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
3. Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Xúc tiến thương mại bao gồm:
(1) Trung tâm Hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư;
(2) Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công Thương;
(3) Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ;
(4) Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc; Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành phố Hàng Châu, Trung Quốc và các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
Lưu ý: Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
10 nhiệm vụ và quyền hạn về xúc tiến thương mại hiện nay ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 526/QĐ-BCT năm 2025 có quy định về 10 nhiệm vụ và quyền hạn về xúc tiến thương mại hiện nay như sau:
(1) Tham mưu giúp Bộ trưởng xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương xây dựng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
(2) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và tình hình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại
(3) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, điều phối, phối hợp, hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại trong hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật; xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại
(4) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định pháp luật
(5) Trình Bộ trưởng quy định nội dung, điều kiện hoạt động về quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
(6) Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật
(7) Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật
(8) Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường, ngành hàng phục vụ hoạch định chính sách xúc tiến thương mại và hỗ trợ nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các tổ chức, doanh nghiệp; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, ngành hàng cho các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước, quốc tế
(9) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước đối với các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định pháp luật
(10) Thực hiện quảng bá xúc tiến thương mại ở trong nước và quốc tế.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp định kỳ Ban Thanh tra nhân dân là mẫu nào? Tải mẫu? Nội dung quy chế tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra?
- Tỷ lệ trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên là bao nhiêu %?
- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là gì? Trung tâm Thông tin tín dụng có thuộc Ngân hàng Nhà nước không?
- Mẫu biên bản xác nhận khối lượng thi công xây dựng? Tải mẫu biên bản xác nhận khối lượng mới nhất?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước mới nhất gồm những đơn vị nào theo Nghị định 26?