Có còn quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong Dự thảo Luật phòng thủ dân sự không?
- Quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự tại Dự thảo Luật phòng thủ dân sự?
- Có còn quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong Dự thảo Luật phòng thủ dân sự không?
- Quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự tại Luật Phòng thủ dân sự?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tại Luật Phòng thủ dân sự?
Quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự tại Dự thảo Luật phòng thủ dân sự?
Theo Nghị quyết 95/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành có đưa ra các hướng để phát triển Luật phòng thủ dân sự, một trong những hướng giải quyết bao gồm quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự tại Dự thảo Luật phòng thủ dân sự, cụ thể như sau:
Về quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự:
Nội dung này có 2 loại ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất trình xin ý kiến Quốc hội 2 phương án. Đa số Thành viên Chính phủ lựa chọn phương án quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật để có đầy đủ cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề phát sinh của thực tiễn.
Ý kiến khác của Thành viên Chính phủ đề nghị không quy định về tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật và khẩn trương xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp theo nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng hoàn thiện Tờ trình có lập luận cụ thể ưu điểm, nhược điểm của từng phương án để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các luật liên quan để bảo đảm phù hợp, thống nhất, tránh xung đột; bổ sung các biện pháp cần thiết chưa được quy định ở các luật hiện hành để có cơ sở áp dụng, đồng thời tránh khoảng trống pháp lý.
Có còn quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong Dự thảo Luật phòng thủ dân sự không?
Có còn quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong Dự thảo Luật phòng thủ dân sự không?
Đối với quy định về mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố tại Luật Phòng thủ dân sự thì tại Mục 3 Nghị quyết 95/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành quy định cụ thể như sau:
Về quy định mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố tại Luật Phòng thủ dân sự:
Chính phủ thống nhất không quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong dự thảo Luật; Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn và đồng bộ với pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Như vậy, không còn quy định cụ thể về mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong Dự thảo Luật phòng thủ dân sự.
Quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự tại Luật Phòng thủ dân sự?
Về quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự tại Luật Phòng thủ dân sự thì tại Mục 3 Nghị quyết 95/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành quy định cụ thể như sau:
Về quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự: Chính phủ thống nhất cần có cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự để chỉ đạo, đôn đốc, tham mưu cho các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ về phòng thủ dân sự, nhưng không quy định cụ thể trong dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định.
Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xác định hình thức của cơ quan này theo hướng giảm đầu mối, không phát sinh tổ chức, bộ máy, bảo đảm công tác chỉ đạo hiệu quả thực chất, tránh hình thức.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tại Luật Phòng thủ dân sự?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết 95/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tại Luật Phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật; giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Giao Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật phòng thủ dân sự.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?